Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trao đổi về: Bảo hiểm nông nghiệp
25 | 08 | 2011
Một nước nông nghiệp như Việt Nam, người ta sẽ hiểu thông thường bảo hiểm nông nghiệp phải rất phổ biến. BHNN nếu không được phát triển thì việc sản xuất nông nghiệp cũng giống như đánh bạc với thiên nhiên. Thực tế hiện nay cho thấy BHNN vẫn còn tương đối xa lại với Việt Nam không chỉ với người nông dân mà với cả các nông nghiệp. Vậy nguyên nhân là do đâu và quyết định 315 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt về “thí điểm triển khai BHNN” kể từ 01/07 tới đây có mang lại một bước ngoặt mới cho phát triển loại hình bảo hiểm này tại Việt Nam hay không?
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Lê Đức Thịnh – Trưởng Bộ môn Thể chế nông thôn Viện IPSARD về vấn đề này.
Vậy đâu là những lý do khiến BHNN khó triển khai tại một nước nông nghiệp như Việt Nam?
TS Lê Đức Thịnh:
-          Có thể thấy BHNN là rất cần thiết cho ngành nông nghiệp, không hẳn là những nền nông nghiệp lớn mà ngay cả những nền nông nghiệp nhỏ cũng cần phải có bảo hiểm. Bỏa hiểm là một chính sách, phương thức về liên kết giữa sản xuất và các tác nhân khác trong nền sản xuất hàng hóa đang phát triển.
-          Thực tế tại Việt Nam cho thấy, BHNN từ trước tới nay rất ít phát triển. Nguyên nhân khách quan ở đây, nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam rất manh mún. Khi quy mô sản xuất nhỏ thì khả năng tham gia bảo hiểm rất hạn chế, chi phí bảo hiểm rất lớn, làm cho chi phí tham gia bảo hiểm của người sản xuất hay chi phí của doanh nghiệp đảm nhiệm công tác bảo hiểm cao lên. Đó chính lá khó khăn của cả 2 bên tham gia bảo hiểm.
-          Nguyên nhân thứ hai là các phương thức bảo hiểm. Từ trước tới nay, Việt nam chỉ sử dụng phương thức bảo hiểm truyền thống, coi bảo hiểm là một loại hình dịch vụ giữa người bán là các công ty và người mua là các nông dân hoặc là các nhà sản xuất trong nông nghiệp. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình này gặp những khó khăn nhất là trong quy mô sản xuất nhỏ lẻ, liên quan nhiều tới số hộ nông dân. Và loại hình bảo hiểm truyền thống căn cứ, xác định trên thiệt hại rủi ro và vấn đề xác định rủi ro không hề đơn giản trong nên sản xuất nhỏ, khiến chi phí xác định rủi ro của doanh nghiệp tăng lên rất lớn. Như trong phóng sự cho thấy, các doanh nghiệp bảo hiểm thường lỗ khi áp dụng các giải pháp theo cách truyền thống.
-          Vấn đề thứ 3, nền tẳng về mặt pháp lý và thể chế của vấn đề bảo hiểm. Bảo hiểm là hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp bảo hiểm và muốn hợp đồng này tốt thì phải có môi trường pháp lý và thể chế tốt hơn. Ví dụ một bên phá hợp đồng thì xử lý như thế nào? Một bên không tuân thủ hợp đồng thì cách bối thường, đưa nhau ra tòa của 2 bên như thế nào?... Về nhưng vấn đề này thì cơ sở pháp lý vẫn còn thiếu và yếu.
-          Vấn đề thứ 4, mặc dù Nhà nước rất quan tâm nhưng trong thời gian vừa qua chính sách chưa được mạnh mẽ. Câu chuyện hỗ trợ còn khiêm tốn, bình thường với một nền nông nghiệp mới phát triển khi nông dân tham gia BHNN thì Nhà nước cần hỗ trợ bước đầu để nông dân làm quen khi tham gia trong giai đoạn đầu, yên tâm trong sản xuất.
Vai trò của BHNN là rất cần thiết nhưng nhu cầu để được BHNN của người nông dân lại chưa cao. Vậy tại sao nông dân vẫn chưa mặn mà với BHNN mặc dù hình thức này mang lại quyền lợi cho họ?
TS Lê Đức Thịnh:
-          Rõ ràng là sản xuất nông nghiệp tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nhưng nông dân vẫn chưa mặn mà vơi BHNN. Điều này xuất phát từ việc lợi ích của vấn đề BHNN thực sự đi tới đâu? Mang đến cho người nông dân những gì? Thực tế trong những năm vừa qua chúng ta đã triển khai.
-          Ngay từ đầu, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay thì chi phí cho BHNN của doanh nghiệp rất cao khi xảy ra rủi ro. Người nông dân sẽ đặt ra câu hỏi: họ được nhận những gì từ vấn đề này? Ví dụ như ở Bắc Bộ, mỗi hộ nông dân có từ 5-6 sào lúa, khi tham gia BHNN, họ được nhận bao nhiêu? Và thông tin về thủ tục BHNN để tuyên truyền cho nông dân như thế nào khi nông dân họ nghĩ làm những thủ tục đó có như thủ tục hành chính hay không? Điều này chứng minh người nông dân rất ngại việc làm giấy tờ, đi xin chữ ký, dấu đỏ và các chứng nhận liên quan của các cấp. Vấn đề thủ tục cũng rất quan trọng.
Quy mô của ngành nông nghiệp và các cá thể tham gia nông nghiệp chưa thực sự lớn khiến việc tham gia BHNN còn hạn chế. Người nông dân chính là đối tượng được Nhà nước quan tâm, Nhà nước luôn coi phát triển BHNN là một chiến lược trong phát triển nông nghiệp thời gian hiện nay.
Ông đánh giá như thế nào về việc triển khi thí điểm BHNN tại 21 tỉnh thành trên cả nước theo Quyết định 315 mà Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành?
TS Lê Đức Thịnh:
-          Với Quyết định 315 mà Thủ tướng Chính phủ về việc triển khi thí điểm BHNN tại 21 tỉnh thành chứng tỏ một giai đoạn mới phát triển của ngành nông nghiệp. Với một nền kinh tế đang phát triển thì việc bảo hiểm cho người tham gia sản xuất là rất cần thiết. Và thể hiện sự quan tâm và quyết tâm của Nhà nước, Chính phủ đối với việc phát triển nông nghiệp và đặc biệt quan tâm đến người sản xuất, các chủ thể sản xuất nhỏ lẻ, người nông dân mà từ trước tới nay họ vẫn là những người yếu thế, chịu rất nhiều thiệt thòi.
-          Với Quyết định 315, thì vấn đề tổ chức nền sản xuất như thế nào để BHNN thực sự thành công? Cần xác định vùng nào, đối tượng nào, quy mô nào, sản phẩm nào cần được bảo hiểm? Điều này liên quan tới tổ chức lại nền sản xuất. Khi người nông dân, doanh nghiệp bảo hiểm và Nhà nước xác định được những vấn đề này thì việc BHNN sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Có lẽ sẽ cần phải có sự thay đổi về các vấn đề trên và mang tính chất đồng bộ hơn để đảm bảo đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra trong việc triển khai BHNN. Qua phần trao đổi trên với 2 vị khách mời, chúng ta có thể thấy khó khăn mà các loại hình BHNN gặp phải trong quá trình triển khai, từ đó đặt ra cho Chính phủ việc hỗ trợ từ Nhà nước và sự năng động khi tham gia BHNN của các doanh nghiệp và người nông dân.
Điều này cần có những tư vấn và IPSARD cũng là một cơ quan hỗ trợ,hoạch định cho Chính phủ và Bộ Nông nghiệp PTNT những chính sách để phát triển chiến lược ngành nông nghiệp. Đứng về khía cạnh hợp tác giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp với nông dân,ông có những đề xuất gì về vấn đề này khi các bên vẫn chưa thực sự mặn mà với vấn đề này?
TS Lê Đức Thịnh:
-          Vấn đề bảo hiểm là loại hình kinh tế hợp đồng giữa hai bên và vấn đề này chỉ tốt khi chúng ta có được một khung pháp lý tốt. Làm thế nào để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ BHNN và người tham gia BHNN cùng đồng thuận và nhận thức rằng họ cùng có lợi thì BHNN mới thực sự thắng lợi. Khung pháp lý này gồm quy mô, đối tượng, xác định được mức độ rủi ro, quy trình thực hiện… để các bên tham gia thấy được lợi ích của họ. nếu cứ mù mờ thì sẽ vẫn giậm chân tại chố khi thực hiện BHNN.
-          Doanh nghiệp tham gia BHNN rất thích hình thực bảo hiểm về vốn, về vật tư. Bước đầu thì tốt nhưng cũng có những khó khăn. Nếu chi phí bảo hiểm lớn và không được cải thiện trong môi trường pháp lý tốt hơn thì việc bảo hiêm rủi ro cho sản xuất lại quay sang bảo hiểm cho vốn hay kinh doanh. Điều đó dẫn tới người nông dân không phải là đối tượng chính. Chính vì vậy, khi tiến hành BHNN, chúng ta phải xác định làm để giúp người nông dân vượt qua những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp mang lại. Thực tế cho thấy, với các nước tiến hành BHNN thì hầu hết người trung gian được hưởng lợi chứ cũng không hẳn là người nông dân. BHNN thực sự là một câu chuyện rất dài cần được mổ xẻ.
Đúng là một câu chuyền rất dài và như ông Thịnh nói: không nên mơ hồ trong khâu pháp lý khi thực hiện BHNN. Quay trở lại Quyết định 315 về Thí điểm BHNN khi người nông dân được chia thành bình thường – nghèo – cận nghèo. Ông đánh giá như thế nào về tiêu chí phân loại như thế này?
TS Lê Đức Thịnh:
-          Việc phân loại thực chất là việc xác định chính sách đối với những người sản xuất nhỏ. Việc xác định như trên là cả một vấn đề nếu như chúng ta không có một quy định rõ ràng. Ở đây, Chính phủ đặt ra là hỗ trợ bảo hiểm một phần cho phí bảo hiểm đối với các đối tượng nông dân nhưng không giống nhau. Ở các địa phương trong thời gian 2011 – 2013 chúng ta cần xác định thật rõ ràng. Và trong Thông tư tiếp theo cần có những hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Như thế nào là nghèo? Cận nghèo?... Ví dụ như hỗ trợ chính sách cho người nghèo thì số lượng người nghèo tăng lên đáng kể. Và vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào các văn bản bên dưới và cách thực hiện ở bên dưới, với cấp Chính phủ thì rất khó đưa ra một hệ thống chi tiết hơn.
Với Quyết định 315 thì việc thí điểm BHNN bắt đầu từ 01/07/2011 đến hết năm 2013. Thời gian như vậy có quá ngắn không, thưa ông?
TS Lê Đức Thịnh:
-          Câu chuyện về thời gian là một sức ép rất lớn trong đợt thí điểm này và nếu chúng ta quyết liệt thì chúng ta có thể thay đổi vấn đề này. Việc đưa ra chính sách thì phải có thời hạn và thời hạn này để chúng ta tổng kết, chính vì thế trong Quyết định 315 quy định hàng năm địa phương phải báo cáo, Bộ Ngành phải báo cáo… để Chính phủ đánh giá tình hình.
-          Theo tôi thì mức thời gian để thực hiên BHNN rất dài, có thể 10 năm, 20 năm. Hiện nay chúng ta đang thực hiện thí điểm với mục tiêu hỗ trợ cho nông dân, phát triển ngành nông nghiệp và mục tiêu lớn hơn là tổ chức lại cơ cấu sản xuất nền nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp nước nhà. Vì vậy, việc thí điểm BHNN tới năm 2013 cúng không quá ngắn đối với một phép thử. Trong giai đoạn thử nghiệm chúng ta sẽ rút ra kết luận về đối tượng được bảo hiểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, phương thức bảo hiểm như thế có được không?...
Để thực hiên được BHNN ở nước ta thì cần phụ thuộc nhiều yếu tố như bà Hồng vừa nêu. Thưa ông Thịnh, ông kỳ vọng những điều gì khi chúng ta tiến hành thực hiện thí điểm BHNN trong thời gian tới?
TS Lê Đức Thịnh:
-          Nói thêm về phần cơ chế, cần có cơ chế cho từng loại đối tượng doanh nghiệp, nhà nông và ngay cả địa phương thực hiện BHNN. Ví dụ như bảo hiểm truyền thống chỉ nên thực hiện với cây cao su, cà phê… các sản phẩm nhỏ thì dùng bảo hiểm chỉ số. Về địa phương thì họ thực hiện như thế nào, tuyên truyền ra làm sao, giúp đỡ nông dân và quan hệ với doanh nghiệp như thế nào…. Cơ chế hỗ trợ cho nông dân là tốt, với doanh nghiệp cung cấp loại hình BHNN rất cần thiết trong giai đọa đầu. Ví dụ như bảo hiểm theo chỉ số, để có bộ chỉ số thì Nhà nước cần đầu tư giúp đỡ doanh nghiệp nghiên cứu, khi đã có bộ chỉ số thì không chỉ một doanh nghiệp sử dụng mà có rất nhiều doanh nghiệp khác muốn tham gia. Điều này yêu cầu Nhà nước phải bỏ tiền ra giúp trong nghiên cứu.
-          Nếu Quyết định 315 đến 2013 chưa chấm dứt thì đó là một thành công bởi lúc đó chúng ta đã có những bài học về tổ chức lại hoạt động sản xuất như thế nào, đối tượng nào được tham gia và chiến lược phát triển sản phẩm nông nghiệp sẽ có quy mô như thế nào, … đưa ra loại hình nào phù hợp với Việt Nam. Tạo sự đột biến về nhận thức trong suy nghĩ của bà con, doanh nghiệp, địa phương. Rất mong muốn sau Quyết định 315 sẽ là một cú hích lớn cho nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
 Agroinfo - InfoTv


Báo cáo phân tích thị trường