Giá hàng hóa, từ dầu thô đến ngô, đã suy giảm trong quý 3/2011 và nhiều hàng hóa đã giảm giá với mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2008. Giá hàng hóa sụt giảm mạnh sau khi chạm mốc kỷ lục vào đầu năm 2011 trước những dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế phục hồi tốt.
Các nền kinh tế châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy trong nửa đầu năm 2011, nhu cầu hàng hóa tại các thị trường này chỉ chịu ảnh hưởng rất hạn chế từ sự tăng giá hồi đầu năm và lo lắng rằng giá hàng hóa sụt giảm sẽ chỉ làm đẩy cao nhu cầu của người dân, vốn đã hưởng lợi sau nhiều năm kinh tế tăng trưởng cao.
Chi phí nhiên liệu và thực phẩm tai nhiều quốc gia trong khu vực, giá dầu thô Brent đã tăng 7% trong năm 2011; trong khi đó, giá ngô đạt trung bình 6,47 USD/giạ trong năm 2011, cao hơn so với mức trung bình 5 USD/giạ trong năm 2010.
Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tăng trưởng với tốc độ gấp 6 lần Mỹ, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng đã chậm lại. Nhu cầu nội địa đang dần chi phối tăng trưởng kinh tế nhiều hơn so với hoạt động xuất khẩu sang các thị trường phát triển.
Dân số cả hai nước này đều đã vượt 1 tỷ người và lượng tăng dân số hàng năm tương đương với số dân Úc, nghĩa là tầng lướp trung lưu ngày càng nhiều và chi tiêu nhiều hơn.
Thu nhập và dân số tăng tại các nước đang phát triển châu Á sẽ tiếp tục chi phối nhu cầu đối với hàng hóa nông sản và việc thay đổi thực đơn ăn uống sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên giá cả.
Xuất khẩu của Trung Quốc vẫn đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của nước này nhưng sự tăng trưởng của nền kinh tế này giờ đây chủ yếu phụ thuộc vào đầu tư và tiêu dùng nội địa.
Gần đây, Indonesia, nhà xuất khẩu dầu cọ hàng đầu thế giới, đã nâng thuế xuất khẩu dầu cọ tho để bảo vệ ngành công nghiệp tinh chế dầu cọ nội địa.
Indonesia kỳ vọng thị trường nhiên liệu sinh học nội địa có thể giúp nước này giảm bớt ảnh hưởng của sự suy giảm xuất khẩu do suy thoái kinh tế toàn cầu. Do đó, chính phủ nước này tăng cường thúc đẩy các ngành sản xuất nông sản nôi địa.
Các quốc gia châu Á cũng đang tăng cường giao thương lẫn nhau, để giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ và châu Âu, củng cố sự phục hồi quyền lực kinh tế. Sự phát triển thương mại giữa các nước châu Á giúp các nền kinh tế này bớt phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu. Trung Quốc là đối tác kinh tế có tăng trưởng giao thương cao nhất với Ấn Độ.
Sự khác biệt trong ảnh hưởng của giảm giá dầu lên tăng trưởng và lạm phát rất rõ ràng giữa các nền kinh tế châu Á và phương Tây.
Đối với các nền kinh tế châu Á, ảnh hưởng của sự giảm giá 8,6% giá dầu thô có ảnh hưởng rất hạn chế do chính phủ các nước này trợ giá nhiên liệu.
Tại Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới, mặc dù giá nhập khẩu giảm nhưng giá nhiên liệu bán lẻ vẫn ở mức cao.
Khi mùa đông đang đến gần, chính phủ nước này có thể muốn giữ giá dầu ở mức cao để bảo vệ các nhà lọc dầu nội địa, đảm bảo họ có thể sản xuất đủ năng lượng để cung cấp khí ga cho lò sưởi và các cơ sở năng lượng chạy than.
Trong khi đó, giá dầu giảm như một dạng được giảm thuế với những ngươi tiêu dùng Mỹ. Và đây chính là một trong những yếu tố kích thích tiêu dùng trực tiếp nhất đối với nền kinh tế Mỹ.
Đối với các nền kinh tế châu Á, thịt là một nguồn thực phẩm quan trọng. Giá thịt tại Trung Quốc rời khỏi mốc giá cao kỷ lục, giúp làm dịu đi áp lực lạm phát đang tăng với tốc độ nhanh hơn dự đoán và có thể vượt mốc mà chính phủ nước này đề ra, chạm mốc cao trong vòng 3 năm 6,5%.
Giá thịt lợn và thịt gia cầm tại Trung Quốc tăng cao, một phần là do giá ngô và đậu tương trên thị trường thế giới tăng. Nước này là thị trường tiêu dùng ngô lớn thứ 2 thế giới, đang phải nỗ lực tăng cường sản xuất ngô nội địa để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với áp lực phải tăng nhập khẩu.
Gạo, loại lương thực quan trọng nhất tại châu Á, tăng giá trong thời gian qua do những động thái gần đây của chính phủ Thái Lan. Giá gạo tăng có thể làm lạm phát cao lan truyền trên toàn Đông Nam Á.
Các nhà chức trách châu Á đang theo dõi sát sao những diễn biến trên thị trường gạo để đối phó với những mối đe dọa lạm phát. Ngoài ra, các đồng tiền châu Á đang giảm giá so với đồng USD, đồng tiền chính để giao dịch các loại hàng hóa, khiến chi phí nhập khẩu khó giảm.
Kim Dung AGROINFO
Theo Reuters