Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Lạm phát giá thực phẩm bắt đầu chững lại ở châu Á
13 | 06 | 2011
Giá thực phẩm đang ổn định trở lại, là tín hiệu tốt đối với các nền kinh tế vốn chịu sức ép về lạm phát và tăng trưởng thời gian qua.

Tại Ấn Độ, giá thực phẩm như cà chua và khoai tây – từng đạt đỉnh hồi đầu năm và gây căng thẳng nghiêm trọng với các hộ nghèo – đã trở về mức hợp lý trong vài tuần gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung tăng trong vụ thu hoạch. Giá thực phẩm hạ nhiệt có thể làm giảm lạm phát của nước này trong thời gian tới.

Ở Indonesia, giá thực phẩm cũng bình thường trở lại sau một loạt “cú sốc” trước đó vì mưa lớn. Hiện giá ớt đã giảm xuống còn hơn 1 USD/kg, sau khi tăng gấp 7 lần lên 8,2 USD/kg.

Ngân hàng trung ương Indonesia từng chịu sức ép liên tục trong việc sử dụng lãi suất cao đề kìm hãm giá, nhưng cuối tuần trước quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở 6,75% và cho biết lạm phát đã bắt đầu giảm cùng với “giá thực phẩm tiếp tục điều chỉnh” .

Giá thực phẩm cũng đi xuống ở một loạt các nước khác. Tuy nhiên một mối lo ngại khác đang bộc lộ đó là lạm phát lõi, trong đó không tính đến các mặt hàng dễ biến động như giá thực phẩm và năng lượng.

Chỉ số giá tiêu dùng ở Indonesia giảm xuống 5,98% trong tháng 5 từ mức 6,16% của tháng 4, trong khi ở Hàn Quốc giảm từ 4,7% xuống 4,2%. Chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc cũng giảm xuống 5,3% từ mức 5,4% trong cùng thời gian này. Lạm phát ở Singapore được kỳ vọng cả năm 2011 trung bình là 4,1%, so với mức 4,5% của tháng 4.

Lạm phát tuy nhiên vẫn cao hơn ở một số nước và vùng lãnh thổ. Hồng Kông thông báo CPI tháng 5 tăng 0,2% so với tháng 4 lên 4,8%. Chỉ số giá tiêu dùng ở Thái Lan tháng 5 là 4,19%, thay vì 3,27% trong tháng 4, và Việt Nam lạm phát lên đến 19,8% trong tháng 5, từ mức 17,5% của tháng 4.

Robert Prior-Wandesforde, chuyên gia kinh tế châu Á của Credit Suisse ở Singapore cho biết, các nhà kinh tế bắt đầu nói đến xu hướng đi xuống của lạm phát.

Theo ông, “Chỉ số bất ngờ" của các ngân hàng, thể hiện sự khác biệt giữa thông báo lạm phát chính thức của chính phủ và dự báo về lạm phát của nhà kinh tế, đã tăng chậm lại đáng kể từ giữa tháng 5. Có nhiều lý do được đưa ra, trong đó có sự mạnh lên của tiền tệ châu Á so với USD, giúp kiềm chế lạm phát nhập khẩu.

Chính sách thắt chặt tiền tệ cũng đã góp phần quan trọng trong việc kìm hãm lạm phát, cùng với nhu cầu giảm ở thị trường nội địa. Ông Hải Phạm, chuyên gia phân tích kinh tế châu Á tại ANZ ở Singapore cho biết, ngay cả với Việt Nam, nước có lạm phát tồi tệ nhất châu Á, đã tăng 19,78% trong tháng 5 so với 1 năm trước, cũng có cơ hội quay về dưới 15% trong năm nay, nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.

Frederic Neumann, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC ở Hồng Kông cũng cho biết, lạm phát ở châu Á đang đi xuống, nhưng ông cảnh báo đây vẫn là mối đe dọa lâu dài và cần được giám sát chặt chẽ cùng các hành động quyết liệt của ngân hàng trung ương và các bộ tài chính.

Nguồn Cafef



Báo cáo phân tích thị trường