Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thái Lan và Ấn Độ trong nỗ lực giao gạo theo thỏa thuận xuất khẩu
03 | 11 | 2011
Thị trường tài chính toàn cầu một lần nữa lại rung lắc sau khi Thủ tướng Hy Lạp cho biết một cuộc trưng cầu dân ý về sự đồng thuận tài chính khu vực châu Âu sẽ đưa ra một thông điệp rõ ràng nhất về vị trí thành viên của Hy Lạp trong khu vực đồng Euro.

Hỏi người Hy Lạp bỏ phiếu về kế hoạch nợ gây tranh cãi gần đây chỉ là một kế sắp đặt hoặc khiến người ta im lặng. Cuộc trưng cầu dân ý sẽ đưa ra lựa chọn cho người Hy Lạp, hoặc họ muốn phục tùng những đòi hỏi khắt khe do EU đặt ra và ở lại khu vực đồng Euro hoặc muốn rời bị vỡ nợ và buộc phải rời khu vực đồng Euro.

Thị trường hàng hóa rung lắc trước sự kiện mới

Đơn xin phá sản của MF Global là một cú đánh vào thị trường, khiến diễn biến thị trường hàng hóa tương lai thêm phức tạp. Hiện CFTC và FBI đang điều tra công ty này sau khi các nhà chức trách mở ra khả năng giá trị các tài khoản khách hàng bị mất. MF Global giải thích cho việc chênh lệch quỹ là do giao dịch đã bị trì hoãn ghi nhận khi hoạt động của công ty trải rộng ở cả mảng giao dịch và thanh toán, nhưng tiền lại mắc tại các ngân hàng và trung tâm thanh toán khi MF Global bán ra một số lượng lớn và những vấn đề mà công ty phải đối mặt ngày càng nghiêm trọng như một hình trôn ốc khi hãng này tiếp tục giao dịch.

Theo giải thích của Wall Street Journal, các hãng môi giới, chịu trách nhiệm thanh toán giao dịch, nắm giữ tiền của khách hàng và làm việc với các sàn giao dịch như CME Group Inc., để ghi nhận thế chấp và chịu trách nhiệm về các hoạt động giao dịch. Các quỹ khách hàng trên lý thuyết được tách riêng thành các tài khoản cá nhân, có thể sử dụng trong giới hạn hẹp như một hãng môi giới đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau.

Những hoạt động đầu tư này phải tuân thủ nhiều quy định khác nhau, được lập ra để hạn chế rủi ro và giúp khách hàng thanh khoản nhanh khoản đầu tư khi có nhu cầu tiền mặt. Theo các quy định của liên bang, các hãng môi giới không được kết thúc ngày giao dịch, mà làm cho sụt giảm giá trị tài khoản của khách hàng.

Theo một nhà chức trách Mỹ, MF Globall đã thừa nhận với các nhà điều tiết thị trường liên bang vào sớm ngày thứ 2 rằng giá trị tài khoản khách hàng đã bị hao hụt phần nào.

Với những bất ổn trên các thị trường tài chính và hàng hóa, WB cho rằng giá lương thực sẽ duy trì ở mức cao và tác động mạnh nhất đến những nước nghèo. Tính từ tháng 9/2010 đến nay, giá ngô đã tăng 43%, giá gạo tăng khoảng 26% và giá lúa mỳ tăng khoảng 16%. Người đứng đầu WB cho biết, giá hàng hóa sẽ tiếp tục biến động mạnh và hàng triệu người trên khắp thế giới đang phải hứng chịu hậu quả. Nên nhớ rằng các cuộc khủng hoảng không chỉ liên quan đến ngân hàng và nợ. Hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về đói và thiếu lương thực hàng ngày.

Ấn Độ và Thái Lan nỗ lực giải phóng kho dự trữ

Quay trở lại thị trường gạo, Thái Lan đã hạ giá chào khoảng 5 – 20 USD/tấn. Trong khi đó, Việt Nam nâng giá chào với gạo vỡ và hạ giá chào gạo chất lượng thấp. Ấn Độ và Pakistan đồng loạt tăng giá chào bán gạo chất lượng cao và gạo vỡ thêm 5 USD/tấn.

Hoạt động xuất khẩu gạo Thái đã đình trệ khoảng 1 tháng nhưng cho đến nay vẫn không có thông báo chính thức về việc phải hủy giao hàng. Các nhà xuất khẩu Thái đang lựa chọn các cảng khác, ngoài Bangkok để giao gạo. Indonesia cho biết Thái Lan vẫn chưa hủy giao hàng. Tuy nhiên, họ cho biết thêm mới chỉ có 15 ngàn tấn, trong tổng số 150 ngàn tấn, gạo Thái được vận chuyển đến Indonesia. Sản lượng gạo nội địa Indonesia dự đoán giảm khoảng 1% trong năm 2011 do diện tích và năng suất lúa đều giảm. Indonesia cho biết sẽ xem xét nhập khẩu gạo từ Ấn Độ và Campuchia. Nếu Thái Lan không thể thực hiện cam kết thì vị thế đàm phán của Indonesia với Ấn Độ và Campuchia sẽ giảm phần nào, từ khi giá gạo thế giới giảm.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Pakistan cho biết xuất khẩu gạo của nước này sẽ tăng nhờ chương trình thu mua gạo của Thái Lan. Giá gạo Pakistan và Ấn Độ đang chào ở mức thấp hơn khoảng 150 USD/tấn so với Thái Lan và 100 USD/tấn so với Việt Nam. Tính đến nay, Ấn Độ đã giao khoảng 188 ngàn tấn gạo non-basmati sang thị trường châu Phi và Trung Đông, với giá FOB khoảng 400 – 500 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo chào bán trên thị trường nội địa Việt Nam biến động mạnh với biên độ rộng mặc dù giao dịch rất ít. Những nhà giao dịch đã cảm thấy chán nản khi thị trường không có nhiều chuyển biến. Những người có gạo trong tay chào giá quá cao rong khi những người chào giá thấp hơn lại không có gạo thực. Những người mua vẫn đang đứng ngoài thị trường để nghe ngóng.

Trong năm 2011, sản lượng gạo đồng bằng sông Cửu Long tăng khoảng 1,16 triệu tấn so với năm ngoái. Tuy nhiên, mối lo ngại ngày càng tăng dồn sang năm tới khi dự đoán sản lượng khá bi quan. Mực nước trên khu vực này cao có thể làm chậm tiến độ gieo hạt vụ đông xuân. Khu vực này cũng đang phải đối mặt với đe dọa từ hai dịch bệnh liên quan đến lạm dụng thuốc trừ sâu trên lúa 40 ngày tuổi, gây ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.

Trong khi đó, Philippines đang nỗ lực giữ kim ngạch nhập khẩu gạo năm 2011 ở mức 860 ngàn tấn và năm 2012 ở mức 500 ngàn tấn. Các nhà chức trách nước này sẽ họp bàn trong tháng này để xem xét cân đối gạo quốc gia và nhiều người kỳ vọng rằng nước này sẽ tuyên bố nhập khẩu theo gạo, bất chấp trước đó Philippines nhiều lần khẳng định điều này là không cần thiết. Philippines bị thiệt hại khoảng 650 ngàn tấn lúa do lũ lụt gây ra bởi hai cơn bão trong tháng 9. Philippines chỉ đứng thứ 7 về cơ giới hóa nông nghiệp, trong số 11 nước châu Á.

Các nông dân tại Visayas, Philippines đang phản đối kế hoạch của chính phủ tung ra loại gạo biên đổi gene, có mức beta carotene cao hơn thông thường, có thể làm giảm lượng vitamin A, gây mù mắt.

Nigeria tiếp tục đưa ra tín hiệu ngừng nhập khẩu gạo. Hiện nước này đang đặt mục tiêu trong vòng 4 năm, lệnh cấm nhập khẩu sẽ được ban hành. Nigeria hy vọng có thể thúc đẩy sản xuất nội địa tăng 420 ngàn tấn và 14 nhà máy xay xát sẽ được hoàn thành trong quý 1/2012. Hàng năm, Nigeria nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo.

Ấn Độ vẫn đang nắm giữ lượng gạo lớn và dự trữ trong mùa xuân này sẽ vượt mức kỷ lục trong năm ngoái. Bang Andhra Pradesh đã tung ra chương trình bán gạo với giá dưới mức hỗ trợ người nghèo, ở mức khoảng 20 USD/tấn, giảm từ mức 40 USD/tấn trước đây. Các bang Tamil Nadu và Kerala cũng thực hiện chương trình tương tự. Ước tính khoảng 330 ngàn tấn gạo hỗ trợ sẽ được bán ở giá 20 USD/tấn cho những người sống dưới mức nghèo khổ, ước tổng khoảng 75 – 90 triệu người. Những động thái này cho thấy chính phủ muốn giải phóng bớt kho dự trữ gạo dư thừa. Tuy nhiên, một vấn đề đáng quan ngại là việc chính quyền lạm dụng thẻ phân phối khi mà một số có thể có nhiều thẻ phân phối hơn những người khác.

Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 102 triệu tấn gạo trong năm 2011 và nông dân sẽ được tăng giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) khi chi phí đầu vào vượt mức 220 USD/tấn.

Trong khi đó, cộng hòa Dominica đang phải chi ra khoảng 26 triệu USD để giải quyết cuộc khủng hoảng ngành gạo khi phần lớn nông dân phải bán gạo của mình với giá thấp hơn chi phí sản xuất. Hiện nước này đang áp dụng một chương trình thu mua tương tự như chương trình của Thái Lan, dẫn đến việc bùng nổ sản xuất gạo, dẫn dến giá giảm sâu, thấp hơn cả chi phí sản xuất.

Với Thái Lan, Bộ trưởng thương mại nước này cho biết hiện có 6 kênh bán gạo – đấu thầu công khai, thỏa thuận tư, hợp đồng chính phủ, giao dịch hàng đổi hàng, bán cho các nước kém phát triển thông qua một khoản vay mềm và giao dịch thông qua Sàn giao dịch nông sản tương lai của Thái Lan. Nghe thì có vẻ rất dễ!

Chính phủ Thái Lan hiện có khoảng 2 triệu tấn trong kho dự trữ và muốn giảm bớt kho dự trữ trước vụ thu hoạch mới. Một nguồn tin tại Thái Lan cho biết thiệt hại lúa do lũ của nước này khoảng 10 – 12 triệu tấn, gấp 2 lần so với ước tính thiệt hại lớn nhất, nhưng nguồn tin này cho biết nguồn cung gạo vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa và thị trường quốc tế.

Theo gappingworld



Báo cáo phân tích thị trường