Tuần giao dịch mới bắt đầu với việc Việt Nam tăng giá chào bán khoảng 5 – 10 USD/tấn, giá gạo Thái Lan không đổi so với mức giá chào tuần trước. Ấn Độ cũng tăng giá chào, chỉ khoảng 5 USD/tấn. Các nhà xuất khẩu Pakistan giữ giá chào so với tuần trước.
Xem xét diễn biến giá gạo chất lượng cao toàn cầu, giá gạo 5% Thái chào bán ở mức khoảng 600 USD/tấn, Việt 5% khoảng 560 USD/tấn, Ấn Độ 5% khoảng 470 USD/tấn, Pakistan 5% khoảng 450 USD/tấn, Mỹ 4% khoảng 660 USD/tấn và các nhà cung cấp Nam Mỹ khoảng 5500 USD/tấn. Người mua đang theo dõi biên động giá chào bán rộng giữa giá gạo chất lượng từ Mỹ (660 USD/tấn) và Pakistan (450 USD/tấn).
Giá gạo đồ chất lượng dao động giữa giá chào bán của Thái Lan khoảng 605 USD/tấn, Ấn Độ 450 USD/tấn và giá chào từ các nhà xuất khẩu Pakistan, Nam Mỹ ở khoảng giữa.
Giá lúa tương lai Chicago tiếp tục giảm. Giá lúa giao tháng 1/2012 ở mức 16,93 USD/cwt. Các thị trường tại Mỹ đang đổ dồn sự chú ý vào tuyên bố phá sản bất ngờ của MF Global, một nhà môi giới thị trường tương lai lớn, với thị phần thanh toán hoặc giao dịch chiếm khoảng 1/3 tổng các loại giao dịch tương lai tại thị trường Chicago và khoảng 20% các loại giao dịch tương lai trên thị trường toàn cầu. Lũ lụt tại Thái Lan đã đẩy các nhà đầu cơ nhỏ trở lại thị trường nhưng khuynh hướng thị trường không rõ ràng khiến một số nhanh chóng nản lòng, bán tháo sau vài lần cháy tài khoản trong nỗ lực theo đuổi lợi nhuận trong các sóng giá lên nhưng nhanh chóng giảm mạnh.
Giá gạo tương lai trên thị trường Chicago tăng khoảng 3 USD/tấn, lên mức 387 USD/tấn cho gạo giao tháng 11. Giá gạo tương lai tại thị trường Nhật Bản giảm 98 USD, xuống mức 3.092 USD/tấn cho gạo giao tháng 1 nhưng giao dịch tại Nhật Bản hầu như không có tác động lớn đến thị trường tương lai toàn cầu. Giá lúa giao ngay tại Brazil, tính theo tỷ giá hiện tại, giảm khoảng 2 USD, xuống mức khoảng 294 USD/tấn.
Điều đáng chú ý là diễn biến giá lúa tăng tại Brazil, với mức tăng khoảng 50 USD/tấn trong 5 tuần vừa qua, tăng từ mức 244 USD/tấn vào 22/9 lên mức khoảng 294 USD/tấn hiện nay mặc dù lý do chính cho sự tăng giá này là biến động tỷ giá giữa USD và Real Brazil. Chỉ tính riêng biến động tỷ giá đã đẩy giá lúa Brazil tính bằng USD tăng thêm 19 USD/tấn. Đồng tiền tại các quốc gia xuất khẩu gạo khác như Ấn Độ ít biến động so với giá USD, ảnh hưởng xấu đến các nhà xuất khẩu địa phương.
Trên thị trường giao dịch vật chất, thị trường dồn sự chú ý đến phần gạo được phép xuất khẩu còn lại của Ấn độ và mức giá gạo hiện rất rẻ mà nước này đang chào bán. Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ đang bận rộn thu mua gạo nhanh hết mức có thể. Nong dân tại bảng sản xuất lúa gạo chính của Ấn Độ, Andhra Pradesh, tiếp tục phàn nàn về vấn đề logistics vẫn quá chậm, nhà kho đã đầy và chi phí vận hành đang vượt quá mức giá hỗ trợ tối thiểu mà chính phủ Ấn Độ đặt ra. Các nhà chức trách Ấn Độ đang nỗ lực dàn xếp với họ thông qua đối thoại và bằng cách trao cho nông dân trồng lúa một khoản lợi tức chia thêm. Đồng thời, các nhà chức trách cũng đang bắt đầu tăng lượng gạo, lúa mỳ phân phối cho mỗi gia đình thông qua chương trình điều tiết trợ cấp để giảm gánh nặng kho bãi trữ gạo.
Thái Lan đã ngớt mưa trong vài ngày qua và người ta hy vọng trận lụt lội tồi tệ nhất đã qua đi. Phải mất đến vài tuần để nước lũ rút và Thái Lan có thể ước tính chính xác về lượng gạo thiệt hại do lũ. Bên cạnh việc lũ gây thiệt hại cho nông dân Thái Lan, nó còn khiến một số người mua truyền thống của gạo Thái Lan phải cân nhắc lại về độ tin cậy trong chuỗi cung ứng gạo Thái. Điển hình nhất là Indonesia. Các nhà chức trách nước này cho biết họ có ý định xem xét nhập khẩu gạo từ các nhà cung cấp khác, ngoài Thái Lan và Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu nội địa. Các nhà cung cấp mà Indonesia đang nhắm tới là Ấn Độ và Campuchia với các hợp đồng chính phủ.
Nhưng Campuchia cũng chịu thiệt hại do lũ, mặc dù chính phủ Campuchia đang nỗ lực biến thảm họa thành cơ hội bằng cách kêu gọi các nước khác cho nước vay hơn 1 tỷ USD, nhằm giúp tái thiết cơ sở hạ tầng thiệt hại do lũ, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu gạo. Hiện nước này nợ nước ngoài khoảng 8 tỷ USD, phần lớn từ Trung Quốc, Nga và Mỹ.
Ngày 31/10, dân số thế giới chạm mốc 7 tỷ người và các nhà dự báo cho rằng thu nhập tăng sẽ thúc đẩy tiêu dùng thịt và nhu cầu sử dụng ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, nghiên cứu từ một hang tư vấn cho rằng chúng ta không nên lo lắng thái quá về điều này. Nhìn vào trường hợp của Trung Quốc, lựa chọn hàng đầu vẫn là thịt lợn và nếu học chuyển sang sử dụng các loại thịt ít béo hơn như gà thì nhu cầu sử dụng ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi sẽ giảm. Khẩu phần ăn uống của người Trung Quốc đã thay đổi nhiều so mức sống tăng cao trong những thập kỷ qua.
Theo Oryza