Ông Bùi Xuân Hành là một trong số ít những người nông dân của tỉnh Nam Định đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Từ năm 2002, ông tổ chức thu mua hàng nông sản cho bà con nông dân huyện Hải Hậu, rồi mở rộng ra các huyện lân cận. Thấy được hiệu quả từ trồng cà chua xuất khẩu, ông Hành đã phối hợp với trạm khuyến nông của huyện liên tục đưa giống mới phục vụ việc sản xuất của bà con.
Ông Bùi Xuân Hành – GĐ Công ty TNHH Hành Phát - Hải Hậu – Nam Định
Ý tưởng của chúng tôi chính là người nông dân, trồng cà từ khi còn nhỏ, trồng lạc hậu, trồng đất nhiều nhưng chưa biết quy cách để sản xuất ra tiền.Chính vì vậy mà chúng tôi nghiên cứu tận dụng đât hai lúa, mùa thứ 3 là mùa cà. Thường xuyên mùa thứ 3 là mùa cà thì có những mùa fải đạt gấp 5 lần lúa, bt thấp nhất đạt gấp 5 lần lúa .Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, có n nhà cá biệt trồng được 2 mẫu, trung bình như nhà nào cũng có 5 -7 sào. tăng nguồn thu nhấp cho người nông dân, vì sốn trên đất, fải tính cây trồng nông nghiệp đồng thời có thu nhập.
Ban đầu, việc thu mua cà chua chủ yếu bán cho các đại lý nhỏ lẻ tại khu vực Hà Nội với giá thành bấp bênh. Khi diện tích canh tác cà chua, dưa chuột...của bà con nông dân ngày càng mở rộng, ông Hành đã mạnh dạn đầu tư máy móc sơ chế nông sản đồng thời không ngừng tìm kiếm đầu ra. Đến nay các sản phẩm nông sản sơ chế của ông đã được tiêu thụ ổn định tại 6 nhà máy chế biến nông sản trên toàn quốc.
Ông Nguyễn Văn Hoành – Nông dân Hải Hậu, Nam Định: ‘Từ khi có doanh nghiệp thu mua cho bà con xã viên, chúng tôi thấy là vẫn có sự yên tâm hơn trước đây vì trước đây chưa có doanh nghiệp mở mang được thì bán thị trường bấp bênh giá cả, cho nên bà con cũng có năm bán không được đáng là bao, đi xa mất thời gian, không yên tâm vì có khi năm nay trồng nhiều nhưng người ta lại không thu mua nữa, không có đầu ra cho bà con”.
Chính phủ đã ban hành bằng Nghị định số 61 năm 2010 để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Gần đây, Bộ Tài chính đã cụ thể hoá Nghị định này bằng một số chính sách tài chính liên quan tới việc miễn giảm tiền thuê đất và thuê mặt nước của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó nhiều địa phương cũng đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp để thu hút đầu tư.
Ông Phùng Đình Hoan - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nam Định: “Để thu hút được các doanh nghiệp vào địa bàn nông nghiệp nông thôn thì hiện nay Nam ĐỊnh đang triển khai thực hiện theo nghị định 61 của CP về vịec khuyến khích các DN nông nghiệp nông thôn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và bên cạnh đó các tỉnh cũng đang chỉ đạo các sợ ngành tham mưu cho các sở ngành về cơ chế khiuyến khích các DN đầu tư vè địa bàn nông thôn, và như thế là các cơ chế của tỉnh Nam Định đã được mở rộng hơn so với nghị định 61.”
Tuy nhiên, theo các doanh nghiêp cho rằng trong khi đầu tư cho nông nghiệp gặp rất nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp, họ rất cần những cơ chế hỗ trợ về vốn mang tính đặc thù để có thể phát triển.
Ông Hoàng Văn Sáu – GĐ Công ty TNHH Cường Tân, Nam Định: “Các doanh nghiệp như chúng tôi đầu tư cho nông nghiệp cần phải cái vốn, mà vốn của chúng tôi thì ko thể thế chấp ngân hàng. Cần có chíinhsách nào cơ chế nào để dn chúng tôi có điêề kiện tiếp cận vốn gần nhất thì chúng tôi mới phát triêể được.”
Ông Bùi Xuân Hành – GĐ Công ty TNHH Hành Phát, Nam Định: “Khó khăn lớn nhất hiện nay là DN hầu như là 1 mình nên chưa đc các ngân hàng hỗ trợ, nếu nhà nước ko hỗ trợ...ko có vốn thu cho dân...thì ko thể chế biễn xuất khẩu đều được.”
Hiện nay các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh những cơ chế hỗ trợ từ nhà nước, các chuyên gia cho rằng, để nông nghiệp trở thành một ngành hấp dẫn đối với đầu tư và kinh doanh, các định chế tài chính cũng cần phải xem đây là một lĩnh vực đáng để cung cấp nguồn lực, cung cấp vốn tín dụng.
Agroinfo - TTXVN