Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Làm sao đểnghề giúp việc gia đình được xã hội công nhận là một nghề?
22 | 07 | 2011
Người giúp việc trong các hộ gia đình là lao động làm việc ở khu vực phi chính thức.Theo số liệu của tổng cục thống kê 2004,lao động làm việc ở các khu vực phi chính thức đóng góp 20% vào GDP (Trần Thị Thanh Hằng, 2009). Lao động này tập trung chủ yếu ở các đô thị và các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và chiếm khoảng 30% trong tổng số lao động tại các thành phố này.[1]
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO),khái niệm khu vực phi chính thức là “một đơn vị bao gồm các đơn vị sản xuất không có tư cách pháp nhân, không chịu điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và không có giấy phép kinh doanh”. Như vậy lao động làm nghề giúp việc gia đình là những người làm việc trong các khu vực phi chính thức và không có tư cách pháp nhân, đồng thời không chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp. Vì thế lao động làm việc trong khu vực phi chính thức không có hợp đồng lao động nên thường có ý thức tổ chức kỷ luật kém, theo Trần Thị Hồng (Viện gia đình và giới) thì “việc không ký hợp đồng đang là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người lao động có thể tự ý nghỉ việc, tự ý đòi tăng lương cũng như tình trạng chủ sử dụng lao động có thể cho lao động giúp việc gia đình nghỉ bất cứ lúc nào khi không hài lòng…”
Hiện nay, do quan niệm của xã hội, nghề lao động giúp việc gia đình vẫn chưa được công nhận là “một nghề”.Chính quan niệm này của xã hội đã đẩy nghề giúp việc trôi nổi khó kiểm soát cả về cung lẫn cầu.Do đó, n việc đào tạo các kỹ năng cho người giúp việc chưa được quan tâm. Mặt khác, các trung tâm giới thiệu việc làm chỉ làm công việc đơn thuần là cầu nối giữa người làm nghề giúp việc với người có nhu cầu thuê người giúp việc, ít khi họ đứng ra đào tạo kỹ năng cho người giúp việc. Theo một nghiên cứu của Vụ Gia đình, Bộ VHTT & DL tại Hà Nội thì tỷ lệ người lao động biết sử dụng các thiết bị thông dụng trong gia đình ở đô thị không cao, chỉ 19,3% người lao động biết sử dụng máy giặt; 6,7% người biết sử dụng lò vi sóng. Tỷ lệ lao động biết sử dụng tủ lạnh là 32%, biết sử dụng bếp ga là 40%, nồi cơm điện là 61%. Thường thì chủ sử dụng phải tự đào tạo lao động nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng thành thạo ngay, rất dễ làm hư hỏng các thiết bị, đồ gia dụng của chủ nhà[2]...
Theo nghiên cứu khảo sảo thị trường lao động của Viện Chiến lược và Phát triển NNNT (IPSARD,2010), hiệncó hơn 70% số lao động làm nghề giúp việc gia đình không được qua một khóa đào tạo nào, phần lớn làm việc do kinh nghiệm sẵn có hoặc do chủ thuê lao động tự đào tạo. Bên cạnh đó, có quá nhiều các trung tâm môi giới giúp việc gia đình ngầm được thành lập mà không có đăng ký kinh doanh. Mục đích của các trung tâm nay là môi giới giữa người lao động và người có nhu cầu thuê, nhưng một thực tế là các lao độngdocác trung tâm cung cấp thường không mang đến sự yên tâm cho các hộ gia đình vì nguồn gốc của lao động thường không đảm bảo.
Vì vậy, Chính phủ cần sớm ban hành quy định về quản lý người giúp việc gia đình, để làm cơ sở pháp lý cho nghề này phát triển bền vững. Trong tương lai nên đưa nghề lao động giúp việc gia đình vào đào tạo trong các trường dạy nghề.Cần có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, các trung tâm mở các lớp đào tạo các kỹ năng cho người giúp việc đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp, trung tâm tham gia chuyển đổi nghề cho lao động ở những vùng nông thôn, những vùng bị mất đất sản xuất do quá trình đô thị hóa, xây dựng các khu công nghiệp. Cần ban hành quy định để quản lý chặt đối với các công ty, trung tâm môi giới việc làm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động.


[1] Thực trạng lao động phi chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và đề xuất giải pháp – Trần Thị Thanh Hằng, 2009


Văn Thịnh
Báo cáo phân tích thị trường