Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là cho đến nay, phần lớn người lao động nông thôn vẫn chưa được đào tạo nghề một cách bài bản làm, trong khi dóviệc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng còn thấp. Theo số liệu thống kê của Bộ LĐ TB&XH (2009), tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đến nay mới đạt 18,7%, còn rất thấp so với bình quân chung của cả nước là 25%; lao động nông thôn qua đào tạo nghề có sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh tế (vùng đồng bằng Sông Hồng là 19,4%, đồng bằng Sông Cửu Long là 17,9%; trong khi đó vùng Tây Bắc chỉ có 8,3%). Bên cạnh đó mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, còn ở khu vực nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa, số lượng cơ sở dạy nghề rất ít, quy mô dạy nghề nhỏ và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế này cho thấy công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua chưa được coi trọng đúng mức, các cơ chế, chính sách về dạy nghề cho lao động nông thôn chưa được thực sự quan tâm, dẫn tới sự chồng chéo, kém hiệu quả và bất cập như bị giới hạn về đối tượng, thời gian đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo thấp. Cùng với đó là công tác dự báo của thị trường lao động quá thiếu, không đầy đủ và kịp thời khiến người lao động lúng túng trong việc lựa chọn nghề, tìm kiếm việc làm sau khi học nghề. Điều này giải thích tại sao cho đến nay vẫn có hơn 70% dân số sống tại các vùng nông thôn và có tới 50% dân số vẫn còn sống phụ thuộc vào các hoạt động nông nghiệp trong khi tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp đang ngày một giảm xuống trong GDP của cả nước
Rất nhiều lao động được đào tạo nghề xong, khi làm việc tại các công ty, khu công nghiệp lại không đáp ứng đủ tiêu chuẩn nên phải quay về quê hoặc lang thang làm nghề tự do…” cho thấy các hoạt động dạy nghề mặc dù đã có rất nhiều hỗ trợ từ phía Chính phủ nhưng vẫn đang gặp khá nhiều vướng mắc. Nhằm hỗ trợ tốt việc thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” cũng như góp phần thực hiện Nghị quyết Tam nông của Trung ương, nghiên cứu “Thử nghiệm mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn chuyển đổi sang lĩnh vực phi nông nghiệp” làhết sức cần thiết đặc biệt là trong việc nghiên cứu đề xuất các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn để chuyển đổi sang các lĩnh vực phi nông nghiệp một cách hiệu quả.Theo một khảo sát mới đây tại Hà Nộivề quê quán của lao động giúp việc gia đình,địa phương có nhiều lao động đi làm giúp việc nhất là Thái Bình (14,3%), Thanh Hóa (12,7%), Hà Tây cũ (12,7%), Phú Thọ (11, 7%)…(IPSARD, 2010).