Ngành tôm Thái Lan không lo ngại trước viễn cảnh thuế cao
Tổng thống mới đắc cử Donald Trump có thể sẽ triển khai các chính sách thương mại bảo hộ như đã hứa trong chiến dịch tranh cử. “Nếu Mỹ áp đặt mức thuế cao hơn lên tôm nhập khẩu, chúng tôi sẽ hài lòng nếu Mỹ áp đặt thuế cao tương đương cho tất cả các nước”, theo ông Suraphol Pratuangtum, chủ tịch danh dự của Hiệp hội tôm Thái Lan cho biết. Theo hiệp hội này, trong 10 tháng đầu năm 2016, Thái Lan đã xuất khẩu 57.543 tấn tôm sang thị trường Mỹ, đạt 572,22 triệu USD. “Người Mỹ vẫn có nhu cầu tiêu thụ tôm và chúng tôi sản xuất tôm chất lượng cao”, ông Suraphol tự tin phát biể. Trong khi đó, ông Pornsil Patchrintanakul, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất TACN Thái Lan, các chính sách của ông Trump sẽ không có ảnh hưởng lên ngành TACN tại Thái Lan do ngành này nhập khẩu TACN, bao gồm bột đậu nành, từ Mỹ và không xuất khẩu bất cứ sản phẩm TACN nào sang thị trường Mỹ.
Mỹ tìm đường xuất khẩu thịt vào châu Á
Xuất khẩu thịt bò Mỹ sang Hàn Quốc tăng 28% và sang Nhật Bản tăng 16%, xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc tăng 94% trong 8 tháng đầu năm 2016, theo Liên đoàn xuất khẩu thịt của Mỹ cho biết. Theo ông Joel Haggard, phó chủ tịch cấp cao phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thịt bò Mỹ đang có vị thế cao hơn trên thị trường này so với vài năm trước đây. Ông cho rằng vị thế cao hơn này chủ yếu nhờ nguồn cung xuất khẩu bò và gia súc giảm từ Úc và giá thịt bò Úc tăng. Châu Á tiếp tục là thị trường cạnh tranh chính của thịt lợn do cạnh tranh mạnh với EU về giá và thị phần, đặc biệt là ở phân khúc thịt đông lạnh. Tuy nhiên, Mỹ đang có tăng trưởng tốt ở phân khúc thịt ướp lạnh.
Thị trường gia cầm Nhật Bản đạt kỷ lục mới
Sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu thịt gia cầm của Nhật Bản đang trên đà lập kỷ lục mới, theo USDA cho biết. Sản xuất thịt gia cầm của Nhật Bản được dự đoán tăng 2% lên 1,4 triệu tấn trong năm 2016. Tiêu dùng thịt gia cầm được dự đoán tăng 2% lên 2,6 triệu tấn, trong khi nhập khẩu được dự đoán tăng 1% lên 945.000 tấn trong năm 2016, theo báo cáo GAIN USDA. Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) ước tính hộ gia đình, theo dữ liệu tiêu dùng bán lẻ, tiêu dùng khoảng 40% tổng lượng thịt gia cầm tại Nhật Bản. Dịch vụ ăn uống, các doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn nhanh và các tổ chức phục vụ người tiêu dùng cuối cùng khác chiếm hơn 50% và phần còn lại dùng cho các sản phẩm thịt chế biến.
Việt Nam xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật Bản
Việt Nam có khả năng xuất khẩu thịt gà chế biến lần đầu tiên, ban đầu sang thị trường Nhật Bản, sau khi nhận được đèn xanh từ chính phủ và Cục Thú y cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Bộ NNPTNT đã phê chuẩn Kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất thịt gà chế biến xuất khẩu. Công ty đầu tiên tham gia vào dự án này là Koyu & Unitek Ltd, hiện đang hoàn thiện xây dựng nhà máy chế biến thịt gia cầm đáp ứng các tiêu chuẩn Nhật Bản. “Chúng tôi đánh giá cao việc Bộ NNPTNT ban hành kế hoạch giám sát cho thịt gà chế biến cho xuất khẩu”, theo Tổng giám đốc Koyu & Unitek Ltd cho biết.
Theo Asian Agribiz