Báo cáo của RID hôm 26/10 cho biết nguồn cung nước tại hầu hết các hồ chứa lớn tại miền Bắc Thái Lan đã tăng lên 9,2 triệu m3, tang mạnh so với 4,2 triệu m3 trong cùng kỳ năm ngoái. Tăng mực nước hồ chứa là nhờ mùa mưa diễn biến bình thường trong năm 2016 so với 2 năm liên trước. Theo Cơ quan Khí tượng thủy văn Thái Lan, lượng mưa lũy kế tháng 10/2016 tăng xấp xỉ 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
USDA dự báo sản lượng gạo niên vụ 2016/17 của Thái Lan đạt 18,6 triệu tấn, tăng 18% so với năm 2015/16 nhờ sự phục hồi sản xuất lúa vụ phụ. MOAC cho biết sẽ cung cấp nước cho lúa vụ phụ tại các khu vực được thủy lợi tại vùng trũng phía Bắc và đồng bằng trung tâm nhờ mực nước các hồ chứa tăng mạnh. Mục tiêu của RID trong vụ phụ năm 2016/17 là cung cấp nước cho 0,6 triệu ha khu vực có hệ thống thủy lợi, tăng mạnh từ 0,2 triệu ha hồi năm ngoái, khi mực nước tại các hồ chứa giảm thấp. Trong năm 2015/16, bất chấp mực nước thấp, diện tích thu hoạch thực tế đại 0,6 triệu ha. USDA dự đoán diện tích sản xuất vụ lúa phụ đạt 1,2 triệu ha do nguồn cung nước đủ, tương đương năm 2014/15. Diện tích trồng lúa ngoài khu vực được thủy lợi trong vụ lúa phụ có thể tăng lên mức khoảng 0,7 triệu ha.
Xuất khẩu gạo tăng nhẹ trong tháng 9/2016
Theo Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu gạo của nước này tăng 0,8 triệu tấn trong tháng 9/2016, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm 2016, Thái Lan xuất khẩu xấp xỉ 6,9 triệu tấn, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu tăng xuất khẩu 10 – 20% gạo trắng và gạo thơm. Tăng xuất khẩu gạo trắng chủ yếu nhờ lượng gạo từ kho dự trữ chính phủ bán ra. Trong khi đó, xuất khẩu gạo đồ giảm xấp xỉ 20% trong cùng kỳ so sánh do nguồn cung gạo vụ mới cho sản xuất gạo đồ giảm mạnh.
Xuất khẩu gạo Thái tăng trong tháng 9 chủ yếu là nhờ giá gạo Thái giảm, trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, đặc biệt là giá gạo trắng chính phủ bán ra, với lượng bán khoảng 0,8 triệu tấn từ các kho dự trữ gạo. Giá xuất khẩu gạo trắng 5% tấm giảm xấp xỉ 6% xuống còn 377 USD/tấn từ mức 400 USD/tấn trong tháng 8/2016. Chính phủ cho biết lượng gạo trong kho dự trữ chính phủ còn 8,4 triệu tấn, một nửa trong số đó có chất lượng đủ dùng làm thực phẩm ở người và phần còn lại không dùng làm thực phẩm. Tuy nhiên, chính phủ Thái Lan sẽ hoãn đấu giá gạo từ các kho dự trữ cho tới khi vụ thu hoạch lúa gạo trắng vụ mới kết thúc.
Trong tháng 10/2016, giá gạo trắng 5% xuất khẩu tiếp tục giảm xuống mức tương đương hồi tháng 1, đạt 360 USD/tấn. Đây là mức giảm mạnh so với giá gạo hồi tháng 7 – thời điểm nguồn cung gạo nội địa giảm. Giá giảm phản ánh sự sẵn có nguồn cung gạo vụ mới bắt đầu xuất hiện trên thị trường từ tháng 10. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu gạo khối lượng lớn trên thị trường quốc tế khá trầm lắng, chỉ có một số lô hàng theo hợp đồng G2G với chính phủ Trung Quốc. Đây là chuyến hàng đầu tiên trong thỏa thuận 2 triệu tấn gạo giữa hai nước từ tháng 12/2015. Chuyến hàng đầu tiên này có 100.000 tấn gạo trắng vụ mới 5% tấn sẽ được vận chuyển tới Trung Quốc từ 25/10 – 22/11/2016. Giá FOB cuối cùng được ấn định là 394 USD/tấn cho gạo đóng gói trong các bao 50kg và 399 USD/tấn cho gạo đóng gói trong các báo 25kg. Chính phủ đã phân bổ lô hàng này cho các nhà xuất khẩu gạo tư nhân do chính phủ không có dự trữ gạo vụ mới.
USDA dự đoán xuất khẩu gạo năm 2016 của Thái Lan ở mức 9 triệu tấn, giảm 8% so với mức 9,8 triệu tấn gạo xuất khẩu hồi năm ngoái. Xuất khẩu gạo Thái Lan trong quý 4/2016 được dự đoán duy trì ổn định ở mức 700.000 – 750.000 tấn/tháng, so với mức xuất khẩu trung bình hàng tháng xấp xỉ 760.000 tấn trong 9 tháng đầu năm 2016 do chính phủ hoãn các đợt bán gạo trong kho gạo chính phủ từ tháng 9 – 12/2016 để giúp bình ổn giá thị trường nội địa trong thời điểm thu hoạch rộ.
Năm 2017, USDA cho rằng xuất khẩu gạo Thái Lan có thể tăng 10% lên 10 triệu tấn, chủ yếu nhờ sự phục hồi sản lượng lúa vụ phụ giúp tăng nguồn cung gạo đồ cho xuất khẩu. xuất khẩu gạo đồ năm 2016 giảm do nguồn cung hạn chế gạo trắng dành cho sản xuất gạo đồ. Ngoài ra, chính phủ cũng đang lên kế hoạch bán tháo càng nhiều càng tốt gạo trắng tiêu dùng ở người từ kho chính phủ, dự kiến bán khoảng 5 triệu tấn trong năm 2017. Lượng gạo này sẽ đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu gạo trắng của Thái Lan trong năm 2017, đặc biệt là sang các thị trường châu Phi do giá gạo vụ cũ rẻ hơn nhiều so với giá gạo vụ mới.
Tiêu dùng gạo
Tiêu dùng gạo năm 2016/17 dự báo tăng 21% so với năm 2015/16 lên 11,5 triệu tấn, do dự báo nhu cầu gạo tấm làm TACN cho lợn và sản xuất ethanol phục hồi. Chính phủ Thái Lan kỳ vọn sẽ bán một phần dự trữ gạo không dùng cho người trong số 3 triệu tấn gạo cho sử dụng công nghiệp năm 2017. Nhu cầu gạo tấm trong TACN cho lợn dự kiến phục hồi lên xấp xỉ 1,5 triệu tấn do giá gạo tấm vụ cũ từ các kho gạo chính phủ tương đối rẻ hơn. Ngoài ra, ngành sản xuất ethanol sẽ có thể sử dụng 1 triệu tấn gạo dự trữ không làm thực phẩm để thay thế sắn nhập khẩu từ các nước láng giềng.
Cập nhật tình hình chính sách ngành gạo Thái Lan
Ngày 11/10/2016, chính phủ Thái Lan đã chấp thuận tăng cường hỗ trợ cho nông dân và các nhà xay xát/kinh doanh gạo thông qua dự trữ lúa gạo vụ chính năm 2016/17 trong giai đoạn thu hoạch rộ từ tháng 11 – 12/2016. Mục tiêu của chương trình là duy trì xấp xỉ một nửa gạo trắng và gạo thơm vụ mới đứng ngoài thị trường để bình ổn giá nội địa thông qua Chương trình Thế chấp gạo tại chỗ (On-Farm Rice Pledging Program) đối với nông dân trồng gạo thơm và gạo nếp, và Chương trình hỗ trợ lãi suất (Interest-Rate Subsidy) cho các nhà xay xát/kinh doanh gạo. Chương trình Thế chấp gạo tại chỗ nhằm giữ 2 triệu tấn lúa gạo thơm đứng ngoài thị trường cho tới khi vụ thu hoạch kết thúc tại khu vực Đông Bắc Thái Lan. Dựa trên phê chuẩn của chính phủ ngày 1/11/2016, nông dân tham gia chương trình thế chấp do Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp (BAAC) vận hành, sẽ nhận được 9.500 Baht/tấn (271 USD/tấn) cho lúa gạo thơm được thế chấp. Giá can thiệp này tương đương 86% giá thị trường lúa gạo thơm ở mức 11.000 Baht/tấn (314 USD/tấn). Ngoài ra, tham gia vào chương trình, nông dân sẽ nhận ngay 1.000 Baht/tấn (29 USD/tấn) cho chi phí dự trữ, ngược lại so với quy trình trước đây là nông dân nhận khoản tiền này sau khi lúa gạo được bán lại trên thị trường. Nông dân sẽ nhận được 500 Baht/tấn (14 USD/tấn) còn lại khi lúa gạo được bán trên thị trường. Ngoài ra, nông dân sẽ nhận khoản trợ cấp tiền mặt 2.000 Baht/tấn (57 USD/tấn) cho chi phí giao dịch và xử lý sau thu hoạch. Cộng dồn chi phí lưu kho và thanh toán tiền mặt, nông dân tham gia chương trình thế chấp sẽ nhận 13.000 Baht/tấn (371 USD/tấ) cho gạo thơm được thế chấp. Trong khi đó, nông dân không tham gia chương trình thế chấp vẫn sẽ nhận được khoản thanh toán tiền mặt 2.000 Baht/tấn (57 USD/tấn).
Chương trình hỗ trợ lãi suất nhằm duy trì 10 triệu tấn gạo thành phẩm đứng ngoài thị trường từ 1/11/2016 đến 31/3/2017. Các nhà xay xát/kinh doanh gạo tham gia chương trình, bao gồm cả các tổ chức của nông dân, sẽ nhận được hỗ trợ lãi suất 4% trong vòng 4 – 6 tháng lưu kho gạo, so với mức trợ cấp 3% trước đây. Bộ Thương mại Tháo Lan cho biết khoảng 300 – 350 nhà xay xát đang tham gia chương trình, chiếm khoảng 1/3 tổng số nhà xay xát lúa gạo tại Thái Lan.
Ngoài những biện pháp bình ổn giá lúa gạo vụ chính năm 2016/17 như trên, MOAC có ké hoạch hợp tác với các hiệp hội tư nhân, bao gồm Hiệp hội các nhà sản xuất TACN Thái Lan và Hiệp hội thương mại giống Thái Lan cũng như BAAC để thúc đẩy nông dân tại các khu vực được thủy lợi hóa chuyển sản xuất vụ lúa phụ năm 2016/17 sang sản xuất ngô. Kế hoạch của MOAC hướng tới các hộ sản xuất tại miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan với diện tích sản xuất khoảng 0,3 triệu ha. Mục tiêu là giảm dư thừa cung gạo trong vụ sản xuất phụ, với mức giảm kỳ vọng là 1,25 triệu tấn và tăng sản lượng ngô thêm 1,4 triệu tấn. Các nhà sản xuất TACN sẽ phải đảm bảo giá cổng trại ở mức 8 Baht/kg (229 USD/tấn), xấp xỉ 16% cao hơn giá thị trường. Ngoài ra, nông dân sẵn sàng tham gia chương trình này sẽ nhận được khoản vay 4.000 Baht/rai (714 USD/ha) từ BAAC. Dự án này là một phần trong kế hoạch nhằm giảm nhu cầu nhập khẩu lúa mỳ làm TACN, vốn đã tăng mạnh trong những năm qua. Tuy nhiên, chi tiết của chương trình này vẫn chưa được hoàn thiện.
Theo USDA