Đại diện thương mại Mỹ (USTR) cho biết giá gạo, lúa mỳ và ngô trên thị trường quốc tế thấp hơn giá nội địa Trung Quốc do Trung Quốc đã không tối đa hóa sử dụng TRQs, tức hạ thuế đối với một hạn ngạch nhất định các loại ngũ cốc nhập khẩu hàng năm. USTR cho rằng hạn chế tiếp cận thị trường này gây ra thiệt hại cho hàng hóa nông sản Mỹ – nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới – và các nước khác.
TRQs đối với 3 hàng hóa ngũ cốc trên trị giá hơn 7 tỷ USD trong năm 2015, theo tính toán của USDA. Trung Quốc đã nhập khẩu thêm hơn 3,5 tỷ USD các loại ngũ cốc này trong năm 2017 nếu các hạn ngạch trên được hoàn thành, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ cho hay. “Mỹ sẽ quyết liệt theo đuổi vụ kiện này, đại diện cho quyền lợi của nông dân sản xuất gạo, lúa mỳ va ngô Mỹ”, theo phát biểu của đại diện thương mại Mỹ Michael Froman lúc bấy giờ. Đây là vu kiện thứ hai của USTR đối với Trung Quốc chỉ trong 4 tháng cuối năm 2016. Trước đó, Trung Quốc cũng đệ đơn thỉnh cầu lên WTO chống lại quyết định của Mỹ và châu Âu về không công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường và hạ tính toán mức thuế chống bán phá giá đối với các hàng hóa Trung Quốc.
Tháng 9/2016, Mỹ cũng cho rằng các chính sách hỗ trợ giá ngũ cốc nội địa của Trung Quốc đã vượt giới hạn mà nước này cam kết trước WTO hồi năm 2001. Trên cơ sở đó, USTR yêu cầu WTO mở ra một hội đồng giai quyết tranh chấp để điều tra vấn đề này. Các nhóm vận động hành lang ngành ngũ cốc cho rằng động thái này của Mỹ sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu ngũ cốc toàn cầu, vốn gặp nhiều khó khăn trong đối phó với tình trạng giá thấp và dư cung trên thị trường thế giới vài năm gần đây. Trong đơn yêu cầu của USTR lên WTO về trợ cấp giá cho nông dân của Trung Quốc, cơ quan này tính toán mức hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc đối với gạo, lúa mỳ và ngô ước cao hơn gần 100 tỷ USD so với cam kết của nước này tại WTO. Theo phân tích của USTR, các chính sách trợ giá nội địa của Trung Quốc và cơ chế TRQ thiếu minh bạch sẽ dẫn đến bóp méo thị trường gạo, lúa mỳ và ngô quốc tế. Tuân thủ các quy tắc của WTO sẽ giúp giảm trợ cấp nội địa quá mức cho các nhà sản xuất Trung Quốc, đưa hoạt động sản xuất Trung Quốc vận động theo các cơ chế thị trường và cải hiện hoạt động quản lý TRQ của Trung Quốc, qua đó thuận lợi hóa tiếp cận thị trường cho Mỹ và các nhà xuất khẩu quốc tế trên các thị trường ngũ cốc này.
Trung Quốc là nước nhập khẩu nông sản lớn thứ 2 của Mỹ, sau Canada, với giá trị nhập khẩu năm 2015 lên tới 20,3 tỷ USD, theo số liệu của USDA.
Theo phân tích của USTR, Trung Quốc tỏ ra vẫn thực thi cam kết đối với TRQs – tức nhập khẩu gạo hạt ngắn hoặc hạt trung bình, gạo hạt dài, lúa mỳ và ngô theo lộ trình giảm thuế theo hạn ngạch – nhưng thực ra không tuâ theo các cam kết của nước này trong Nghị định thư tiếp cận thị trường của Trung Quốc và Hiệp định chung về Thuế và Thương mại 1994 (GATT 1994). Trung Quốc thông báo về hạn ngạch thuế đối với gạo, lúa mỳ và ngô theo định kỳ hàng năm. Tuy nhiên, tiêu chí và quy trình áp dụng hạn ngạch của Trung Quốc không rõ, và Trung Quốc không cung cấp thông tin có ý nghĩa về cách nước này thực sự triển khai chính sách hạn ngạch thuế. Quản lý TRQs của Trung Quốc đối với gạo hạt ngắn, gạo hạt trung, gạo hạt dài, lúa mỳ và ngô không minh bạch, không thể dự báo và không công bằng.
Trung Quốc cũng rõ ràng đã phá vỡ các nghĩa vụ theo GATT 1994 khi triển khai TRQs theo lối bất hợp lý, duy trì các hạn chế nhập khẩu bị cấm bởi WTO, và không thông báo công khai về tổng hạn ngạch được phép nhập khẩu và những thay đổi trong hạn ngạch được phép nhập khẩu. Việc Trung Quốc không tuân thủ các quy định của WTO khiến các thương nhân không thể hưởng tiếp cận toàn diện đối với chính sách hạn ngạch thuế của Trung Quốc. Bất chấp giá ngũ cốc thế giới ở mức thấp có lợi cho hoạt động nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc, TRQs đối với mỗi loại ngũ cốc này thường xuyên không được hoàn thành.
|
Hạn ngạch thuế nhập khẩu của Trung Quốc không hoàn thành
|
|
Tổng TRQ
(tấn)
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
Ngô
|
7,200,000 MT
|
100%
|
100%
|
45%
|
36%
|
65%
|
Lúa mỳ
|
9,636,000 MT
|
100%
|
100%
|
57%
|
31%
|
30%
|
Gạo hạt dài
|
2,660,000 MT
|
21%
|
83%
|
65%
|
59%
|
92%
|
Gạo hạt ngắn-trung bình
|
2,660,000 MT
|
1%
|
6%
|
21%
|
38%
|
35%
|
Theo cam kết đối với WTO của Trung Quốc, nước này đã đồng ý cho phép nhâp khẩu 2,66 triệu tấn gạo hạt ngắn và hạt trung bình; 2,66 triệu tấn gạo hạt dài; 9,636 triệu tấn lúa mỳ; và 7,2 triệu tấn ngô với mức thuế “trong hạn ngạch” thấp hơn, theo TRQs. Dựa vào giá nhập khẩu của Trung Quốc năm 2015, tổng giá trị hàng năm TRQ đối với từng loại ngũ cốc là: 2,99 tỷ USD đối với lúa mỳ; 1,13 tỷ USD đối với gạo hạt ngắn và hạt trung bình; 1,01 tỷ USD đối với gạo hạt dài; và 1,9 tỷ USD đối với ngô. Vụ kiện mà Mỹ khởi xướng cuối năm 2016 nhằm vào liệu cách thực thi TRQs của Trung Quốc có tạo cơ chế thị trường cho nông dân toàn cầu tiếp cận thị trường Trung Quốc hay không.
Từ năm 2013, Trung Quốc đã nổi lên trở thành nước nhập khẩu gạo số 1 của Việt Nam và duy trì vững chắc vị thế này trong giai đoạn 2013 – 2017. Tuy nhiên, các nhà làm chính sách, doanh nghiệp và người sản xuất lúa gạo Việt Nam luôn thiếu thông tin về các cam kết thương mại, chính sách thương mại theo từng thời kỳ và thực tế triển khai chính sách của Trung Quốc. Một phần nguyên nhân là do Trung Quốc thường xuyên không tuân thủ các nguyên tắc thông báo thông tin về chính sách thương mại lên WTO một cách đầy đủ, minh bạch và công bằng thương mại. Phần khác là do Việt Nam hiện đang thiếu hoạt động nghiên cứu chính sách và theo dõi thông tin chính sách – thị trường thường xuyên đối với Trung Quốc, khiến các thông tin mới về thực tế tình hình triển khai chính sách của nước đối tác thương mại này chủ yếu trong tình thế bị động.
Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục trở thành một thị trường quyền lực đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam nói chung, lúa gạo nói riêng. Cùng với sự tham gia sâu hơn, tinh vi hơn của Việt Nam vào các chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, theo dõi và phân tích động thái chính sách của các nước đối tác và có kế hoạch chủ động đối phó dài hạn sẽ mang lại sự ổn định và lợi ích lớn cho nông dân, thương nhân Việt Nam.
Theo USTR, Reuters (gappingworld.com)