Trong một cáo buộc khác, USTR cũng thông báo rằng cơ quan này đã yêu cầu WTO thiết lập một ban hội thẩm giải quyết tranh chấp để kiểm tra mức hỗ trợ nội địa của Trung Quốc cho các nhà sản xuất gạo, lúa mỳ và ngô của nước này. “Các chính sách TRQ của Trung Quốc đã phá vỡ các cam kết WTO và hạn chế cơ hội cho các nông dân Mỹ xuất khẩu các loại ngũ cốc chất lượng cao, giá cả cạnh tranh cho người tiêu dùng Trung Quốc”, theo USTR Michael Froman. “Mỹ sẽ theo đuổi quyết liệt vụ kiện này nhân danh nông dân sản xuất gạo, lúa mỳ và ngô của Mỹ”.
Theo phân tích của USTR, quyết định hành chính TRQ của Trung Quốc cho gạo hạt ngắn, hạt trung và hạt dài, lúa mỳ và ngô của Trung Quốc không minh bạch, không thể dự đoán và không công bằng. Các TRQ là cần thiết để nhập khẩu gạo hạt ngắn, hạt trung và hạt dài, lúa mỳ và ngô ở mức thuế thấp hơn. Các tiêu chí áp dụng và thủ tục hành chính của Trung Quốc không rõ ràng và Trung Quốc không đưa ra thông tin có lý về cách nước này thực sự triển khai các hạn ngạch thuế.
Bất chấp giá ngũ cốc quốc tế giảm, tạo thuận lợi cho nhập khẩu ngũ cốc vào Trung Quốc, các TRQ cho mỗi hàng hóa luôn không đạt mức cao nhất, theo USTR. Trong quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc, nước này đã đồng ý cho phép nhập khẩu 2,66 triệu tấn gạo hạt ngắn và hạt trung, 2,66 triệu tấn gạo hạt dài, 9,636 triệu tấn lúa mỳ và 7,2 triệu tấn ngô được phép nhập khẩu vào Trung Quốc ở mức thuế thấp hơn nhờ TRQ.
USDA ước tính các TRQ của Trung Quốc cho các hàng hóa này có giá trị hơn 7 tỷ USD trong năm 2015. Nếu các TRQ này được sử dụng tối đa, Trung Quốc đáng lẽ đã nhập khẩu thêm 3,5 tỷ USD các hàng hóa ngũ cốc này chỉ trong năm 2015.
“Mặc dù Trung Quốc đã trở thành một thị trường quan trọng cho xuất khẩu ngũ cốc của Mỹ, đáng nhẽ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đã cao hơn nhiều so với mức hiện tại”, theo thư ký nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack phát biểu. “Khi Trung Quốc đã gia nhập WTO, nước này đã cam kết triển khai một cơ chế nông nghiệp cho phép tiếp cân thị trường tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc khiến các nhà xuất khẩu gặp khó khăn bởi chính sách hỗ trợ hào phóng và các hạn chế thị trường bất hợp lý. Hành động chống lại trợ giá ngũ cốc là một phần câu đố và chúng tôi phải đối đầu với lối hành chính bất hợp lý của Trung Quốc để đảm bảo quyền tiếp cận thị trường công bằng cho ngũ cốc Mỹ, xét đến Trung Quốc đã trở thành thành viên của WTO”.
Trong tháng 9/2016, USTR đã châm ngòi cho vụ kiện lên WTO về các chính sách hỗ trợ nội địa của Trung Quốc, nhấn mạnh rằng các hỗ trợ này đã vượt quá 100 tỷ USD so với các cam kết WTO. Theo phân tích của USTR, các biện pháp hỗ trợ nội địa của Trung Quốc và cơ chế TRQ không minh bạch gây bóp méo các thị trường toàn cầu của lúa mỳ, gạo và ngô.
Các bên liên quan đã tổ chức các buổi tư vấn vào ngày 20/10 tại Geneva, Thụy Sĩ nhưng không giải quyết được tranh chấp và yêu cầu một ban hội thẩm là bước tiếp theo trong quy trình giải quyết tranh chấp của WTO. Cơ quan Giải quyết tranh chấp WTO sẽ xem xét yêu cầu hội thẩm của Mỹ trong cuộc gặp vào 16/12.
Theo World Grain