Báo cáo ước tính nhu cầu TACN của Việt Nam năm 2017 đạt 29,1 triệu tấn nhưng dự báo nhu cầu sẽ bật tăng lên 30 triệu tấn trong năm 2018. Sử dụng lúa mỳ làm TACN năm 2018 của Việt Nam dự báo đạt 1,8 triệu tấn, giảm từ mức 2,6 triệu tấn trong năm 2017 do giá lúa mỳ hiện không có khả năng cạnh tranh với giá ngô trong nửa cuối năm 2017.
Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh dự báo sử dụng lúa mỳ làm TACN trong năm 2018 lần này được điều chỉnh tăng so với báo cáo trước (1,4 triệu tấn), do tăng trưởng của ngành nuôi trồng thủy sản, vốn sử dụng tỷ lệ lúa mỳ làm thức ăn cao hơn so với thức ăn trong các ngành chăn nuôi khác. Sản xuất ngô tại Việt Nam dự báo giảm từ 5,25 triệu tấn năm 2017 xuống còn 4,88 triệu tấn năm 2018 do thời tiết bất lợi, đồng thời nhập khẩu ngô được dự báo tăng từ 8,5 triệu tấn năm 2017 lên 9 triệu tấn năm 2018.
Điều chỉnh dự báo nhu cầu TACN Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018:
|
2016
|
2017
|
2018
|
Thức ăn chăn nuôi
|
28,694,075
|
23,350,000
|
23,800,000
|
Thức ăn thủy sản
|
5,475,000
|
5,750,000
|
6,200,000
|
Tổng thức ăn chăn nuôi – thủy sản
|
34,169,075
|
29,100,000
|
30,000,000
|
Sản xuất công nghiệp
|
19,623,000
|
20,520,000
|
21,900,000
|
– Thức ăn chăn nuôi
|
16,623,000
|
17,220,000
|
18,000,000
|
– Thức ăn thủy sản
|
3,000,000
|
3,300,000
|
3,900,000
|
Tự sản xuất tại nhà
|
14,553,775
|
8,580,000
|
8,100,000
|
– Thức ăn chăn nuôi
|
12,078,775
|
6,080,000
|
5,600,000
|
– Thức ăn thủy sản
|
2,475,000
|
2,500,000
|
2,500,000
|
Tổng thức ăn chăn nuôi – thủy sản
|
34,169,075
|
29,100,000
|
30,000,000
|
Thời tiết bất lợi cũng là nguyên nhân chính khiến USDA điều chỉnh ước tính sản lượng gạo Việt Nam giảm từ 44,08 triệu tấn xuống còn 43,85 triệu tấn trong năm 2018.
Theo World Grain, USDA (gappingworld.com)