Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
16 điều cần biết về ngành TACN toàn cầu năm 2016
09 | 02 | 2017
Các kết quả của Khảo sát ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu Alltech lần thứ 4 đã được công bố và cho thấy năm 2016 là một cột mốc quan trọng cho ngành TACN toàn cầu. Lần đầu tiên, thế giới sản xuất hơn 1 tỷ tấn TACN chỉ trong vòng 1 năm và thú vị là số lượng nhà máy sản xuất TACN đã giảm 7% trong năm 2016.

Khảo sát hàng năm của Alltech thu thập dữ liệu trong năm 2016 từ hơn 30.000 nhà máy sản xuất TACN tại 141 nước, khiến bản phân tích năm 2016 của công ty này được cho là đầy đủ nhất từ trước đến nay.

Theo Aidan Connolly, trưởng bộ phận sáng kiến và tác giả của khảo sát hàng năm, dưới đây là một số điểm đáng chú ý được rút ra từ dữ liệu năm 2016.

  1. Hoạt động sản xuất TACN tiếp tục khuynh hướng hợp nhất

Tổng sản lượng TACN toàn cầu đã phá vỡ mốc 1 tỷ tấn với số lượng nhà máy sản xuất TACN. Tổng sản lượng năm 2016 tăng 3,7% so với năm 2015 bất chấp số lượng nhà máy sản xuất TACN giảm 7% trong cùng kỳ so sánh.

Tiến trình hợp nhất diễn ra đặc biệt mạnh mẽ tại Trung Quốc, một số nước châu Á cũng giảm số lượng nhà máy sản xuất TACN.

  1. Tốc độ sản xuất TACN tăng

Vượt trên cả sự đột phá về sản lượng, Alltech còn cho biết kể từ khi công ty thực hiện khảo sát đầu tiên vào tháng 1/2012. Do dân số tiếp tục tăng mạnh, đây là chỉ báo tích cực cho thấy ngành TACN đã sẵn sàng để đáp ứng thách thức trong sản xuất thực phẩm.

  1. Trung Quốc và Mỹ chiếm 1/3 tổng sản lượng TACN toàn cầu

Trung Quốc và Mỹ luôn thống trị hai cứ điểm cao nhất trong khảo sát của Alltech. Năm 2016, hai nước này chiếm 35% tổng sản lượng TACN toàn cầu.

  1. 30 nước hàng đầu sản xuất phần lớn TACN toàn cầu

Top 30 nước xếp theo sản lượng chiếm 92% số nhà máy TACN toàn cầu và sản xuất 86% tổng sản lượng TACN toàn cầu. 111 nước còn lại chỉ sản xuất 14% còn lại.

Thu hẹp lại hơn, top 10 nước chiếm hơn một nửa số nhà máy sản xuất (56%) và chiếm khoảng 60% tổng sản lượng TACN toàn cầu.

  1. Châu Á dẫn đầu các khu vực được khảo sát, Việt Nam lọt vào top 15

Với Trung Quốc giữ vị trí nước sản xuất TACN số 1 thê giới, cũng như dân số ngày càng tăng tại Việt Nam, Pakistan, Ấn Độ và Nhật Bản, ông Aidan dự báo châu Á sẽ duy trì vị thế dẫn đầu trong tương lai gần.

Việt Nam nên được đề cập một cách đặc biệt. Việt Nam đã chứng kiến mức tăng trưởng đột phá 21% trong năm 2016 và lần đầu tiên lọt vào top 15 nước sản xuất TACN hàng đầu thế giới. Đặc biệt, các ngành chăn nuôi lợn và gia cầm đều có mức tăng sản lượng hơn 1 triệu tấn TACN.

  1. Hãy chú ý tới khu vực châu Phi đang tăng trưởng nhanh

Trong khi châu Á duy trì vị thế dẫn đầu các khu vực trên toàn cầu, châu Phi đang nổi lên là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 5 năm qua. Tăng trưởng sản xuất TACN năm 2016 của châu Phi đạt 13% theo khảo sát của AllTech, với hơn một nửa quốc gia trong châu lục này đạt mức tăng trưởng cao. Đặc biệt, Nigeria, Algeria, Tusinia, Kenya và Zambia mỗi nước có mức tăng trưởng ấn tượng trên 30%.

Châu Phi vẫn còn tụt hậu về chỉ số lượng TACN trên đầu người nhưng các chỉ số tăng trưởng tích cực đang đưa châu Phi trở thành cơ hội tăng trưởng cao nhất cho ngành TACN.

  1. Tình hình biến động tại EU nhưng Tây Ban Nha đích thực là một ngôi sao

Mặc dù một loạt những nước sản xuất lớn hàng đầu thế giới như Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan đều trải qua suy giảm mạnh sản lượng TACN, Tây Ban Nha đích thực là một ngôi sao khi tăng trưởng sản lượng 8% trong năm 2016 lên 31,9 triệu tấn.

  1. Brazil dẫn đầu khu vực Mỹ Latin nhưng Mexico đang nổi nhanh

Mặc dù Brazil đứng ở vị trí số 1 về sản xuất TACN tại khu vực Mỹ Latin không phải là điều đáng ngạc nhiên, Mexico mới là nước có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về sản lượng, hiện chiếm hơn 20% tổng sản lượng TACN tại Mỹ Latin và bằng gần 50% tổng sản lượng của Brazil.

  1. Sản xuất TACN cho gia cầm tạm ngừng tăng trưởng

Trái ngược với khuynh hướng tăng trưởng dương trong vài năm vừa qua, sản xuất TACN cho gia cầm suy giảm nhẹ trong năm 2016. Dịch cúm gia cầm có thể là nguyên nhân cho thực trạng này, nhưng nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ chuyển đổi thức ăn hiệu quả hơn và khuynh hướng hợp nhất ngành, theo nhận định của ông Aidan.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gia cầm vẫn chiếm 44% tổng sản lượng TACN toàn cầu. Sản xuất gia cầm suy giảm nhẹ, chưa tới 1% trong năm 2016. Thổ Nhĩ Kỳ có mức suy giảm sản lượng gia cầm cao hơn, với mức giảm 4,6%. Mức giảm sản lượng gia cầm mạnh nhất diễn ra tại Brazil. Danh mục các gia cầm khác, bao gồm các loại gia cầm ít thông dụng hơn, từ vịt tới đà điểu, giảm mạnh sản lượng, đặc biệt là tại Pháp, Anh, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan.

10. Sản xuất chăn nuôi lợn tăng mạnh

Tăng trưởng ngành chăn nuôi lợn hết sức tích cực trong năm 2016, đặc biệt là tại châu Á, chủ yếu nhờ tăng trưởng sản xuất tại Việt Nam và Thái Lan, cả hai nước hiện đang nằm trong top 10 nước chăn nuôi lợn lớn nhất thế giới. Tại Trung Quốc, quy mô đàn lợn giảm gần 40% trong 3 năm qua, cho thấy một sự chuyển dịch sang sản xuất chuyện nghiệp hơn, với ít trang trại chăn nuôi hơn. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn chiếm đến hơn 25% sản lượng TACN cho lợn trên toàn cầu.

  1. TACN cho ngành sữa tiếp tục tăng trưởng nhưng khác nhau ở từng khu vực

Sản xuất TACN cho ngành bò sữa tiếp tục ổn định, nhưng có sự biến động đáng chú ý tại các nước sản xuất hàng đầu thế giới. Mỹ và Ấn Độ một lần nữa là những nước sản xuất TACN hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng lần lượt đạt 12% và 14%. Sản xuất TACN cho bò sữa tại Hà Lan và Argentina cũng tăng. Tuy nhiên, sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Đức lại giảm lần lượt 1,5 triệu tấn và 3,4 triệu tấn. Theo ông Aidan, có vẻ sản xuất tại Bắc Mỹ đang tăng trưởng khi sản xuất tại châu Âu bắt đầu giảm.

  1. Sản xuất thịt bò tăng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng

Mỹ tăng trưởng 10% trong năm 2016 và tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong sản xuất thịt bò. Trong khi đó, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico đều tăng sản xuất TACN cho bò. Với ngoại lệ tại Trung Đông, tất cả các khu vực trên thế giới đều tăng tiêu dùng thịt bò trong năm 2016.

  1. Ngành thủy sản tiếp tục tăng trưởng mạnh

Thủy sản tiếp tục khuynh hướng tăng trưởng vững với ước tính tăng trưởng sản xuât 12% trong năm 2016. Châu Âu đứng yên, với các ngoại lệ tăng trưởng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Anh và Pháp.

Châu Phi tăng sản xuât thêm 1 triệu tấn, chủ yếu nhờ Ai Cập và Nigeria.

Châu Á duy trì sản lượng thủy sản, với một số chuyển động thú vị giữa các nước sản xuất. Philippines, Trung Quốc, Myanmar giảm sản lượng thủy sản trong năm 2016; trong khi Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, và Hàn Quốc tăng trưởng sản lượng thủy sản.

Sản xuất thủy sản có vẻ đang theo một khuynh hướng tăng, với mức tăng trưởng xấp xỉ 8%/năm trong tiêu dùng thủy sản nuôi.

  1. Phần lớn dữ liệu đáng tin cậy nhất trong khảo sát là khuynh hướng tăng tích cực trong sản xuất thức ăn cho thú nuôi

Alltech có khả năng thu thập dữ liệu tốt nhất trong khảo sát năm 2016, cho thấy thông tin nhiều hơn về quy mô và mức độ của thị trường này Mỹ tiếp tục dẫn đầu trong phân khúc này, nhưng châu Âu và châu Á đang cho thấy tăng trưởng đáng chú ý, đặc biệt là tại Pháp với mức tăng sản lượng 1 triệu tấn. Tình hình tương tự diễn ra tại Anh, Tây Ban Nha, Đức, Hungary, Indonesia, và Trung Quốc. Cần chú ý rằng số liệu của Pháp đến từ nguồn thông tin mới và không đại diện cho mức tăng thực trong sản xuất năm 2016.

15. Vấn đề chi phí vỗ béo dần

Châu Phi là khu vực có chi phí sản xuất chăn nuôi lớn nhất thế giới. Nigeria và Cameroon đứng trong top 5 và đứng đầu về chi phí chăn nuôi lợn, với chi phí ước tính 730 USD/con. Nhìn chung, dữ liệu về chi phí tại châu Phi có nhiều hạn chế do thông tin không đầy đủ hoặc vật nuôi được sản xuất tại gia mà không phải chịu chi phí ngũ cốc quá cao.

Trung Đông cũng có chi phí sản xuất tương đối cao đối với gia cầm, đứng thứ 2 sau châu Phi. Yemen có chi phí sản xuất chăn nuôi cao nhất trong khu vực này.

Châu Á tiếp tục là một trong những khu vực có chi phí chăn nuôi cao nhất thế giới. Thực tế, chi phí chăn nuôi tại Nhật Bản ở mức cao nhất thế giới, gấp gần 3 lần so với các nước sản xuất xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc. Chi phí chăn nuôi tại Trung Quốc tiếp tục cao khoảng gấp đôi so với hầu hết top 10 quốc gia sản xuất thịt lợn – thịt gà khác, làm triệt tiêu khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi nội địa của nước này so với thịt nhập khẩu. Nước duy nhất nằm trong top 10 nước chăn nuôi lớn nhất thế giới có chi phí vỗ béo đàn không cao là Ấn Độ.

Mỹ Latin nằm ở mức chi phí vỗ béo trung bình, nhưng chi phí tại Brazil đã tăng trong năm 2016. So với Mỹ, chi phí chăn nuôi lợn tại tại Brazil cao hơn 20% và chi phí chăn nuôi gà thịt – gà đẻ trứng cao hơn khoảng 40%. Mặc dù là một nước xuất khẩu ngũ cốc lớn trên thế giới, các mức giá này chủ yếu phản ánh tình trạng bất ổn chính trị tại Brazil trong năm 2016.

  1. Và giá trị của ngành sản xuất TACN là…

Với giá TACN nhìn chung giảm trong năm 2016, chi phí chăn nuôi cũng đang giảm. Từ góc nhìn toàn cầu, điều này dẫn tới giá trị ngành TACN năm 2016 đạt 460 tỷ USD.

Theo AllTech



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường