Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2017
15 | 03 | 2018
Trung Quốc tiếp tục chuyển đổi nhanh từ một nước xuất khẩu ròng thủy sản sang vị thế nước nhập khẩu ròng. Năm 2017, xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt 4,23 triệu tấn, trong khi nước này nhập khẩu 4,89 triệu tấn.

Xuất khẩu thủy sản năm 2017 của Trung Quốc tăng 2,4% về lượng và 1,9% về giá trị, chạm mốc 21,15 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu thủy sản tăng vọt tới 21,7% về lượng và 21,03% về giá trị, lên 11,13 tỷ USD. Thặng dư thương mại thủy sản Trung Quốc giảm 1,5 tỷ USD xuống còn 9,8 tỷ USD trong năm 2017.

Tăng trưởng xuất khẩu có vẻ chậm lại so với năm 2016 và thua xa mức tăng trưởng 2 con số trong những thập kỷ trước. Giai đoạn 2001 – 2011, tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt trung bình 15%. Năm 2016, Trung Quốc xuất khẩu 42,3 triệu tấn thủy sản, trị giá 20,73 tỷ USD, tăng 4,37% về lwngj và 1,99% về giá trị so với năm 2015. Trong khi đó, nhập khẩu thủy sản năm 2016 đạt 4,04 triệu tấn, giảm 0,98% về lượng, nhưng giá trị nhập khẩu tăng 4,37% lên 9,37 tỷ USD, một phần là do tăng mạnh nhập khẩu bột cá, với mức tăng 51,5% về lượng lên 1,57 triệu tấn và 37,4% về giá trị lên 2,21 tỷ USD trong cùng kỳ so sánh.

Năm 2017, nhập khẩu thủy sản cho gia công chế biến giảm 4,96% xuống còn 1,04 triệu tấn, nhưng tăng 9,57% về lượng lên 2,4 tỷ USD. Thủy sản chưa chế biến hoặc sơ chế chiếm 70,7% xuất khẩu về lượng trong năm 2017, tăng 1,6% so với năm 2016, trong khi phân khúc xuất khẩu này tăng 1,32% về giá trị, chạm mốc 15,6 tỷ USD, chiếm 73,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc.

Mực ống tiếp tục là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Trung Quốc khi đội tàu khai thác của nước này đang hoạt động trên phạm vi rất rộng khắp thế giới. Các loại thủy sản thân mềm tiếp tục là phân khúc xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc, chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu năm 2017. Xuất khẩu thủy sản thân mềm chạm mốc 498.000 tấn trong năm 2017, tăng 5,61% so với năm 2016 và giá trị đạt 3,3 tỷ USD, tăng 6,17% trong cùng kỳ so sánh.

Mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai là tôm, chiếm 12,2% tổng giá trị xuất khẩu với kim ngạch đạt 162.200 tấn, trị giá 1,91 tỷ USD trong năm 2017, tăng 4,58% về lượng và 8,35% về giá trị so với năm 2016.

Tôm cua là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ ba của Trung Quốc, chiếm 8,41% tổng giá trị xuất khẩu, mặc dù lượng xuất khẩu giảm. Lượng xuất khẩu các mặt hàng tôm cua năm 2017 của Trung Quốc đạt 234.000 tấn, giảm 7,6% về giá trị, xuống mức 1,31 tỷ USD.

Mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất năm 2017 của Trung Quốc là cá thu, với mức tăng 16,27% về lượng lên 370.000 tấn và 16,2% về giá trị lên 720 triệu USD.

Lươn, tôm đất và cá đù vàng đều giảm xuất khẩu trong năm 2017 do tiêu dùng nội địa tiếp tục tăng. Từng là các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc trong nhóm thủy sản nuôi, các loại thủy sản giá trị cao này đang ngày càng được tiêu thụ mạnh trên thị trường nội địa.

Xuất khẩu tôm đất nước ngọt giảm 11,8% xuống còn 18.900 tấn, giá trị đạt 214 triệu USD. Tôm đất chiếm 1,37% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Trung Quốc. Trong khi đó, xuất khẩu cá đù vàng giảm 11,8% về lượng xuống còn 31.300 tấn, trị giá 214 triệu USD, giảm 8,26% so với năm 2016.

Theo Seafood Source (gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường