Câu trả lời đơn giản để giải quyết vấn đề này là không sử dụng cốc dùng một lần mà luôn mang theo cốc có thể tái sử dụng được theo bạn, tiện lợi để đựng mọi đồ uống bạn cần. Nhưng tất cả chúng ta đều biết là thực tế khó khăn hơn như thế. Nhớ mang theo cốc riêng luôn là một thách thức, và thỉnh thoảng bạn chỉ cần một ly cà phê giữa ngày. Thế nên bạn cẩn trọng yêu cầu sử dụng cốc giấy rồi vứt nó đi.
Biết được thực tế khó nhằn này, thành phố Freiburg của Đức đã đề ra sáng kiến cung cấp cho người dân một hệ thống cung cấp cốc tái sử dụng dễ dàng. Thay vì kỳ vọng người dân sẽ nhớ mang cốc riêng, hoặc mua một cốc mới ngay khi cần, Freiburg đã tạo ra hệ thống Freiburg Cup, một hệ thống cốc nhựa cứng mang theo nắp có thể vứt bỏ mà khách hàng chỉ cần đặt cọc 1 Euro và trả lại tại bất cứ địa điểm nào trong số 100 doanh nghiệp tham gia chương trình trên khắp thành phố.
Các cửa hàng tham gia hệ thống này có một nhãn xanh trên cửa sổ. Khi bạn trả lại cốc, các cửa hàng này sẽ làm sạch và tái sử dụng cốc này. Cốc nhựa cứng này có thể tái sử dụng tới 400 lần. Lựa chọn cốc có thể tái sử dụng đặc biệt có ý nghĩa tại Đức khi có đến xấp xỉ 300.000 cốc cà phê tiêu dùng mỗi giờ tại nước này, sử dụng tới 2,8 tỷ cốc cà phê mỗi năm, tất cả đều được sử dụng trung bình trong vòng 13 phút trước khi bị vứt bỏ.
Nhưng vấn đề này không chỉ tồn tại ở Đức. Tại Mỹ, ước tính người Mỹ đã sử dụng 23 tỷ cốc giấy trong năm 2010. Trung bình, người Mỹ cũng vứt đi 25 tỷ cốc cà phê Styrofoam hàng năm và 2,5 triệu chai nhựa mỗi giờ, cả hai đều tốn nhiều thời gian phân hủy hơn giấy. Phần lớn cốc Styrofoam vứt đi hôm nay sẽ vẫn còn tại các bãi rác 500 năm về sau. Và nếu bạn chỉ mua một cốc cà phê hoặc trà sử dụng cốc dùng 1 lần mỗi ngày, bạn sẽ đóng góp khoảng 10,43kg rác khó phân hủy mỗi năm.
Không những việc vứt cốc dùng một lần gây ra vấn đề rác thải, việc sản xuất qua nhiều cốc dùng một lần cũng không tốt cho môi trường. Theo một nghiên cứu do Starbucks và Alliance for the Environmental Innovation tiến hành, mỗi cốc giấy làm phát thải 0,1kg CO2. Mỗi cốc 16oz cũng cần 33gr gỗ, 4,1g dầu mỏ, 1,8gr hóa chất, 650 BTU năng lượng và gần 3,9l nước để sản xuất.
Cốc nhựa dùng 1 lần thậm chí còn tệ hơn. Các cốc nhựa đóng góp mức phát thải khí nhà kính cao hơn cốc giấy tới 28% và cần 1 triệu năm để phân hủy tại các bãi rác. Hơn hết, việc sản xuất cốc nhựa rất độc hại và cốc nhựa có thể trở thnàh chất độc thải ra đất.
Mặc dù Freiburg Cup là cốc nhựa nhưng được làm từ polypropylene và không chứa các hạt nhựa. Theo quyển sách Life Without Plastic, polypropylene được cho là chịu nóng tốt và “tương đối an toàn”.
Hệ thống Freiburg Cup triển khai từ năm 2016 và cho đến này vẫn đang vận hành tốt. CÁc thành phố khác trên khắp nước Đức đã bày tỏ sự quan tâm tới việc ứng dụng chương trình này.
Theo World Economic Forum (gappingworld.com)