Động thái này của Trung Quốc diễn ra sau các cuộc thảo luận hồi tuần trước giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, làm dấy lên những phản ứng trái chiều từ các lãnh đạo kinh doanh Mỹ – một số vui mừng về triển vọng giảm căng thẳng thuế và một số khác cho rằng sẽ khó cho chính quyền tổng thống Trump lấy lại được động lực giải quyết những điểm họ cho là chính sách của Trung Quốc có vấn đề.
Một cuộc chiến thương mại đã được đưa vào trạng thái “trì hoãn” sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng thuân hạ các đe dọa thuế quan khi họ tiếp tục hoạt động về một thỏa thuận thương mại mở rộng hơn, theo Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết.
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross sẽ tới thăm Trung Quốc trong tuần tới để chốt một thỏa thuận thương mại, theo ông Mnuchin cho báo giới biết tại Nhà Trắng ngày 21/5. Trong cuộc phỏng vấn trước đó với CNBC, ông Mnuchin đã thông báo kế hoạch áp thuế của Mỹ đang được hoãn lại. “Nếu những điểm cốt lõi không được giải quyết và chúng tôi không có được cái mà mình muốn, tổng thống Trump có thể luôn đưa chính sách thuế quay trở lại”.
Bắc Kinh và Washington cho biết họ đã đồng ý duy trì các cuộc thảo luận về các chính sách để Trung Quốc tăng nhập khẩu hàng hóa năng lượng và nông sản từ Mỹ nhằm giảm bớt mức thâm hụt hàng hóa và dịch vụ hàng năm lên tới 335 tỷ USD của Mỹ với Trung Quốc.
Ngày 21/5, tổng thống Donald Trump đăng trên Twitter rằng Trung Quốc đã cam kết mua “những đợt hàng lớn” nông sản Mỹ. Ông không cho biéte cụ thể về các cam kết của Trung Quốc sau cuộc gặp hồi cuối tuần trước tại Washington.
Trong bài phát biểu ngắn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang cho biết cả hai nước đều nhận biết rõ rệt rằng đạt được đồng thuận là tốt cho tất cả. “Trung Quốc chưa từng mong bất cứ căng thẳng nào giữa Trung Quốc và Mỹ, trong thương mại hay bất cứ lĩnh vực nào khác”, ông Lu phát biểu. Nhưng truyền thông Trung Quốc cũng nhanh chóng phân tích cách Trung Quốc bảo vệ thành công lợi ích của họ ra sao.
Mei Xinyu, một nhà nghiên cứu của Bộ Thương mại Trung Quốc, viết trên tài khoản WeChat cho phiên bản tiếng Anh của tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc People’s Daily rằng thỏa thuận này sẽ bảo tồn quyền phát triển nền kinh tế của nước này theo cách mà Trung Quốc thấy phù hợp, bao gồm cả tăng vị thế trong chuỗi giá trị. Thỏa thuận này cũng tập trung vào “vị thế tích cực” của Trung Quốc về tăng nhập khẩu thay vì “vị thế tiêu cực” là giảm xuất khẩu.
“Niềm hân hoan thầm lặng”
Tờ China Daily cho rằng mọi người có thể tóm lấy được vài dấu hiệu xoa dịu trong các bài hùng biện, và dẫn lời trưởng đoàn đàm phán Trung quốc, phó thủ tướng Liu He, cho rằng các cuộc thảo luận đều “tích cực, thực tế, xây dựng và có kết quả”. “Bất chấp tất cả các áp lực hiện nay, Trung Quốc không “đầu hàng”, như quan điểm của tổng thống Donald Trump. Thay vào đó, Trung Quốc đứng vững và tiếp tục bày tỏ sẵn sàng đàm phán”, tờ báo tiếng Anh này viết. “Cuối cùng thì phía Mỹ cũng chia sẻ sự sẵn sàng này, nghĩa là cả hai bên đã thành công trong việc ngăn ngừa sự đối đầu trực diện mà trong vài thời điểm tưởng chừng đã không thể tránh khỏi”.
Trong suốt vòng đàm phán bàn đầu tháng 5 tại Bắc Kinh, Mỹ yêu cầu Trung Quốc giảm 200 tỷ USD thặng dư thương mại. Không con số cụ thể nào được đưa ra trong thông cáo chung của hai nước.
Một số tập đoàn kinh doanh của Mỹ từng ủng hộ các chính sách mạnh hơn để gây áp lực lên Trung Quốc nhằm buộc nước này phải nới lỏng các rào cản thị trường lâu đời lên các công ty Mỹ đã bày tỏ sự thất vọng. James Zimmerman, một luật sư tại Bắc Kinh và nguyên chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc, cho rằng động thái của chính quyền tổng thống Trump rút lại các đe dọa thương mại là động thái non nớt, “làm mất đi cơ hội” cho các công ty, người lao động và người tiêu dùng Mỹ. “Người Trung Quốc dang có một niềm hân hoan thầm lặng khi biết rằng nhóm đàm phán thương mại của ông Trump phải lùi bước trong các biện pháp trừng phạt mà không nhận được bất cứ nhượng bộ có ý nghĩa và thực tế nào từ phía Bắc Kinh”.
Nhưng Jacob Parker, phó chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ – Trung Quốc, cho rằng việc giảm leo thang căng thẳng thương mại giữa hai nước “là một bước tiến mạnh mẽ”. “Chúng tôi chưa bao giờ ủng hộ các sắc thuế thương mại, nên bất cứ hành động nào có thể giúp kìm chế các động thái áp thuế đều được coi là tích cực từ quan điểm của chúng tôi”.
“Cuộc chiến không ai thắng”
Goldman Sachs nhấn mạnh tính thiếu cụ thể trong các tuyên bố, cho thấy bằng chứng là cả hai bên đều đang muốn tiếp tục thảo luận. “Chúng tôi không loại trừ khả năng rằng nhóm công tác của Trung Quốc đã đề nghị các nhượng bộ có giá trị, giúp thúc đẩy tiến trình các cuộc thảo luận, nhưng các khía cạnh khác của thỏa thuận có thể vẫn đang trong thương lượng, tránh công bố các đề nghị ngày trước công luận”, theo báo cáo nghiên cứu của Goldman Sachs.
Một số nhà phân tích tại Bắc Kinh cảh báo rằng các căng thẳng thương mại sẽ còn tiếp diễn, và rằng Trung Quốc sẽ chuẩn bị thêm các phương án về thương mại với chính quyền tổng thống Trump. “Chúng ta không nên lạc quan mù quáng”, theo Shi Yinhong, một chuyên gia về quan hệ Mỹ – Trung tại đại học Renmin, phát biểu tại một diễn đàn hôm 20/5 vừa qua. “Sự lạc quan mù quáng (có thể dẫn tới) việc Trung Quốc mất định hướng ở ngã tư đường này”. Shi là người tư vấn cho chính phủ về các vấn đề ngoại giao, cho rằng Trung Quốc có thể chấp nhận thặng dư thương mại thấp hơn và giảm các rào cản gia nhập thị trường, nhưng sẽ không nhượng bộ về chính sách công nghiệp.
People’s Daily cho rằng các ngành năng lượng và nông nghiệp là các lĩnh vực mà hai nước có thể tìm thấy tiếng nói chung, với việc Mỹ có năng lực thỏa mãn thị trường Trung Quốc với nhu cầu rộng lớn. “Mối gắn kết bền chặt trong quan hệ Mỹ – Trung Quốc là thương mại và quan hệ kinh doanh cùng có lợi, công bằng”. Nhưng Trung Quốc sẽ không muốn bị ép buộc phải tăng nhập khẩu do các căng thẳng thương mại hay do các áp lực từ bên ngoài, tờ báo này bình luận.
Trung Quốc sẽ cần phải tăng nhập khẩu một cách tự nhiên để thỏa mãn nhu cầu của những người tiêu dùng ngày càng giàu có. “Các cuộc chiến thương mại không có người chiến thắng”, tờ báo bình luận thêm với bút danh “Zhong Sheng,”, nghĩa là “tiếng nói Trung Quốc”, thường được dùng để đưa ra quan điểm của tờ báo về các vấn đề chính sách quốc tế.
Theo Reuters (gappingworld.com)