Nước xuất khẩu thịt gà hàng đầu thế giới này có thể sẽ phải chứng kiến một sự sụp đổ trong ngành chăn nuôi gia cầm nếu 1,2 triệu con gà hiện đang trong giai đoạn nuôi lớn bị giết mổ, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Blairo Maggi phát biểu hôm 30/5. Tình hình này có thể khiến Brazil mất hơn 2 năm để khôi phục nếu thực sự diễn ra và ông Maggi bày tỏ sự lo ngại sâu sắc cho ngành chăn nuôi.
Các lái xe tải đã đình công và biểu tình do giá nhiên liệu cao đang khiến nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latin này lâm vào đình trệ trong hơn 1 tuần qua, dẫn tới thiếu hụt nhiên liệu và thực phẩm, gây thiệt hại cho xuất khẩu mọi hàng hóa, từ đậu tương tới thịt bò và xe hơi.
Ngành chăn nuôi Brazil đã thiệt hại khoảng 348 triệu USD do cuộc đình công này, ông Maggi cho hay. Ông ước tính khoảng 64 triệu gia cầm đã bị giết mổ, con số này thấp hơn nhiều so với ước tính của ngành ở mức 64 triệu con. Brazil có khoảng 1 tỷ con gà trước cuộc đình công.
Một số nhà sản xuất sẽ mất vốn lưu đồng và cần hỗ trợ tài chính, ông Maggi nhận định. Chính phủ sẽ cung cấp tín dụng cho ngành chăn nuôi gia cầm thông qua ngân sách hiện tại và hoãn giải ngân cho các ngành khác.
Xuất khẩu đậu tương chậm giao hàng
Các nhà xuất khẩu đậu tương hiện đang bị tắc đường giao hàng do không có đậu tương sẵn tại các cảng chính, ông Maggi thông báo. Ông không đưa ra con số ước tính thiệt hại do chậm giao hàng của ngành đậu tương Brazil.
Các nhà giao dịch ngũ cốc thế giới là Archer Daniels Midland Co và Cargill Inc không bình luận về tác động kinh tế của tình trạng này. Tuy nhiên, người phát ngôn của ADM cho rằng các xe tải đang bắt đầu chuyển bánh trở lại tại Brazil và công ty đã sẵn sàng giao một số lô hàng. “Mặc dù tình trạng gián đoạn gần đây vẫn đang tác động tới tình trạng giao hàng nông sản nguyên liệu tới các nhà máy chế biến nội địa và các cảng, với khả năng giao đậu tương và hoàn thành sản xuất cho các khách hàng nội địa và xuất khẩu, chúng tôi sẽ sớm quay trở lại vận hành bình thường nếu tình hình có tiến triển”.
Cargill hiện đang theo dõi sát sao tình hình và vẫn liên tục thông tin tới cho các khách hàng, theo người phát ngôn của công ty cho hay. Nhà giao dịch ngũ cốc thế giới này có 4 trạm xuất khẩu ngũ cốc tại Brazil, bao gồm một trạm cùng khai thác với Louis Dreyfus Co.
Brazil là nước xuât khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, và thị trường lớn nhất của nước này là Trung Quốc. Đất nước Nam Mỹ này hưởng lợi từ tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc do những nhà nhập khẩu Trung Quốc tìm cách tăng mua đậu tương từ Brazil khi giảm giao dịch với Mỹ. Nhưng ông Maggi cho rằng trong dài hạn, tranh chấp thương mại sẽ gây thiệt hại cho Brazil. Các nhà xuất khẩu đậu tương Mỹ sẽ tìm cách tăng xuất khẩu sang các thị trường khác, có thể sẽ tước đi thị phần của Brazil ở đâu đó. Nếu Mỹ và Trung Quốc có thể giải quyết sự khác biệt và thương mại đậu tương sôi động trở lại, Brazil cũng sẽ chịu thiệt ít nhiều, ông Maggi phát biểu.
Hiện vẫn chưa có giải pháp đối với các hạn chế mà EU đặt ra đối với nhập khẩu thịt gà Brazil, do các tiêu chuẩn mà EU đặt ra đối với salmonella trong các lô hàng thịt gà từ Brazil rất khó đáp ứng nổi.
Theo Reuters (gappingworld.com)