Xuất khẩu thịt lợn, thịt gia cầm và thịt bò Mỹ sang Trung Quốc cần các thị trường mới để lấp đầy khoảng trống và Đông Nam Á là khu vực Mỹ ghi nhận tăng xuất khẩu các sản phẩm này. Trong năm 2017, Mỹ xuất khẩu sang Đông Nam Á 41.487 tấn thịt lợn, 36.635 tấn thịt bò và 199.614 tấn thịt gia cầm (bao gồm nội tạng), trị giá 467 triệu USD. Dựa vào dữ liệu xuất khẩu của USDA, ước tính sẽ có thêm 87.000 tấn thịt lợn hơi, 4.300 tấn thịt bò hơi và 70 tấn thịt gia cầm hơn, ban đầu dành cho xuất khẩu sang Trung Quốc – nhưng có thể sẽ được chào bán cho thị trường Đông Nam á trong những tháng còn lại của năm 2018 và gấp đôi lượng này trong năm 2019.
Xuất khẩu thịt Mỹ có thể cạnh tranh tốt về giá trị thị trường Đông Nam Á dù thị phần năm 2017 còn nhỏ:
Tấn
|
Việt Nam
|
Thị phần của Mỹ
|
Philippines
|
Thị phần của Mỹ
|
Thái Lan
|
Thị phần của Mỹ
|
Indonesia
|
Thị phần của Mỹ
|
Malaysia
|
Thị phần của Mỹ
|
Thịt lợn
|
2,941
|
3.5%
|
37,992
|
12.6%
|
31
|
0.1%
|
350
|
45.5%
|
173
|
0.8%
|
Thịt bò
|
10,080
|
1.1%
|
11,838
|
8.9%
|
716
|
2.3%
|
13,806
|
8.5%
|
195
|
0.1%
|
Thịt gà
|
78,620
|
23.3%
|
104,956
|
40.1%
|
80
|
5.7%
|
116
|
n/a
|
17,079
|
28.4%
|
Dữ liệu UN Comtrade khuyến nghị rằng cơ hội tăng xuất khẩu thịt lợn, thịt bò và thịt gia cầm Mỹ sang Đông Nam Á vẫn còn, nhưng các sản phẩm thịt của Mỹ có thể cạnh tranh với các sản phẩm thịt từ các nhà cung cấp khác về giá. Các sản phẩm này bao gồm thịt/nội tạng lợn đông lạnh cho Việt Nam và Philippines, nội tạng/thịt gà cắt miếng đông lạnh cho Việt Nam, Philippines và Malaysia. Cơ hội cho thịt bò Mỹ ít ỏi hơn do nhu cầu thịt bò của Đông Nam Á tập trung vào nhập khẩu thịt bò giá rẻ từ Ấn Độ.
Các chính sách protein động vật của Đông Nam Á sử dụng đa dạng rào cản phi thuế
Tại Đông Nam Á, các sản phẩm protein động vật nằm ngoài các thỏa thuận thương mại tự do có các chính sách thuế và hiện vẫn khó khăn để tiếp cận thị trường này do còn nhiều rào cản phi thuế khác nhau (NTMs). Các NTM này được áp dụng bên cạnh các chính sách hạn ngạch và thuế. Ngoài ra còn một số các chính sách khác, theo Báo cáo Rào cản Phi thuế Thương mại Quốc gia do Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ công bố dưới đây.
Các ví dụ về các chính sách rào sản phi thuế trong thương mại protein động vật Đông Nam Á theo công bố của USTR:
|
Indonesia
|
Malaysia
|
Philippines
|
Thái Lan
|
Việt Nam
|
2017
|
Thâm hụt thương mại của Mỹ: 13,3 tỷ USD
|
Thâm hụt thương mại của Mỹ: 24,6 tỷ USD
|
Thâm hụt thương mại của Mỹ: 3,2 tỷ USD
|
Thâm hụt thương mại của Mỹ” 20,4 tỷ Usd
|
Thâm hụt thương mại của Mỹ: 38,3 tỷ USD
|
Rào cản kỹ thuật/SPS
|
– Dán nhãn chứng nhận halal/không halal từ 17/10/2019
– Tất cả các nhà máy có xuất khẩu thịt phải dành riêng cho sản xuất halal
– Các lò giết mổ gia cầm hoàn toàn được giết mổ thủ công theo halal có sự phê duyệt của MUI
– Bảng hỏi, thanh tra các nhà máy có xuất khẩu sản phẩm thịt phải được tiến hành
– Phí kiểm tra bắt buộc đối với chứng nhận xuất khẩu.
|
– Cơ sở sản xuất dành riêng cho halal, vận chuyển và bảo quản riêng biệt
– Đạt chứng nhận halal do cơ quan chức trách Malaysia cấp trước khi kinh doanh tại Malaysia
– Kiểm tra và phê duyệt các cơ sở sản xuất của các nhà xuất khẩu
– Chỉ hai cơ quan chức trách Hồi giáo phê chuẩn làm bên chứng nhận thứ ba tại Mỹ
|
– Các quy định khác nhau đối với kinh doanh thịt tươi và thịt đông lạnh
– Các nhà nhập khẩu phải có giấy phép SPS, được ký duy nhất bởi Bộ trưởng Nông nghiệp hoặc lãnh đạo nhân dự của Bộ này
|
– Thẩm định cơ sở sản xuất các sản phẩm từ thịt trong 5 năm
– Hạn chế nhập khẩu nội tạng bò
– Không có bất cứ dư lượng tối thiểu nào đối với ractopamine trong thịt lợn/thịt bò
– Phí nhập khẩu áp dụng với tất cả các loại thịt chưa chế biến
|
– Đăng ký các nhà máy sản xuất thịt bò, thịt lợn, và thịt gia cầm cho các sản phẩm kinh doanh tại Việt Nam
– Cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm nội tạng
– Bảng hỏi bắt buộc đối với các nhà xuất khẩu thịt, gia cầm và thủy sản
|
Các chính sách nhập khẩu
|
– Tất cả các phần thịt cắt miếng được phép nhập khẩu nhưng là đối tượng áp các ngưỡng ban hành giấy phép nhập khẩu
– MOA bắt buộc phải thanh tra tại địa bàn
|
– Nhiều chính sách thuế khác nhau và các chính sách thuế trong/ngoài hạn ngạch đối với gia cầm, thịt gia cầm và thịt lợn sống, ướp lạnh và đông lạnh
|
– Nhiều mức thuế MFN và chính sách thuế trong/ngoài hạn ngạch đối với thịt lợn, thịt gia cầm, thịt bò và nội tạng lợn
|
– Thuế GTGT và chính sách thuế trong/ngoài hạn ngạch đối với các sản phẩm nhập khẩu cạnh tranh với hàng nội địa
– Các thuế MFN đối với thực phẩm chế biến
|
– Duy trì nhiều cơ chế hạn ngạch thuế đối với trứng
|
Các rào cản phi thuế, kiểm soát giá
|
|
|
|
– Giá trần cố định trước đối với thịt lợn
|
|
Không phải tất cả các sản phẩm protein động vật Mỹ đều có khả năng cạnh tranh về giá
Không tính đến NTM và giả định không có sự thay đổi về giá, Rabobank cho rằng thịt bò, thịt gà và thịt lợn Mỹ có khả năng cạnh tranh khác nhau về giá với các sản phẩm nội địa. Ví dụ, dăm bông thịt lợn Mỹ trên thị trường Philippines có thể thấp hơn giá sản phẩm nội địa, nhưng giá gà nguyên con Mỹ lại có thể cao hơn giá sản phẩm nội địa cùng loại. Ngoài ra, giá gà cắt miếng đông lạnh từ Mỹ có thể thấp hơn giá các sản phẩm cùng loại tại Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, giá thịt bò Mỹ có thể sẽ không cạnh tranh được với giá thịt bò nội địa Philippines do giá thịt bò Mỹ phản ánh chất lượng cao hơn.
Các ước tính giá hiện nay của các sản phẩm thịt Mỹ cho thấy khả năng cạnh tranh khác nhau:
Sản phẩm
|
Ước tính chi phí của Mỹ
|
Các mức thuế
|
Ước tính chi phí cập cảng bằng đồng nội tệ
|
Ước tính giá bán buôn bằng đồng nội tệ
|
Nước
|
Chênh lệch giá
|
|
cents/lb
|
|
Đồng nội tệ/kg
|
Đồng nội tệ/kg
|
|
|
Đùi gà
|
41.28
|
20%
|
16500
|
25000
|
Indonesia
|
-34%
|
Gà nguyên con
|
112.9
|
5%
|
38274
|
39050
|
Indonesia
|
-2%
|
Đuôi bò
|
306.25
|
5%
|
102624
|
89000
|
Indonesia
|
15%
|
Gà nguyên con
|
112.9
|
40%
|
190
|
160
|
Philippines
|
18%
|
Dăm bông lợn (không xương)
|
88.99
|
30%
|
139
|
220
|
Philippines
|
-37%
|
Thịt ức bò
|
217.29
|
10%
|
284
|
280
|
Philippines
|
1%
|
Cả cánh gà
|
139.22
|
40%
|
145
|
190
|
Thái Lan
|
-24%
|
Đùi gà
|
41.28
|
40%
|
44
|
68
|
Thái Lan
|
-34%
|
Thịt lợn nạc (không xương)
|
118.68
|
30%
|
115
|
120
|
Thái Lan
|
-4%
|
Đùi gà
|
41.28
|
20%
|
26400
|
38000
|
Việt Nam
|
-31%
|
Gà nguyên con
|
112.9
|
40%
|
81651
|
43000
|
Việt Nam
|
90%
|
Thịt lợn nạc (không xương)
|
118.68
|
15%
|
70441
|
65000
|
Việt Nam
|
8%
|
Các nhà sản xuất thịt Mỹ có thể sử dụng chiến lược cạnh tranh bằng giá để chuyển dịch một phần luồng xuất khẩu thịt sang Đông Nam Á. Dựa trên các đánh giá của Rabobank, Mỹ có cơ hội thúc đẩy xuất khẩu thịt gà cắt miếng và thịt lợn cắt miếng sang một số thị trường. Những cơ hội như vậy có thể sẽ không trở thành hiện thực sớm do sự mạnh lên của đồng USD và cân đối thuận lợi/rủi ro chưa thuyết phục, xét đến quy mô tương đối của các cơ hội thị trường. Mỹ có thể gây sức ép để các thị trường Đông Nam Á mở cửa, xét đến thâm hụt thương mại của Mỹ với Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam (nước Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất). Mỹ cũng có thể sử dụng đòn bày GSP để gây sức ép lên Indonesia, Philippines và Thái Lan. Khả năng Mỹ thành công trong việc thuyết phục các thị trường này mở cửa vẫn còn chưa rõ ràng, đồng thời việc điều chỉnh hay xóa bỏ các rào cản phi thuế có thể không khả thi hoặc cần nhiều thời gian. Áp lực có thể dọn đường cho một số nhượng bộ đối với Mỹ nhưng điều này còn phụ thuộc vào các thị trường thay thế xuất khẩu thịt của Mỹ theo GSP – hiện vẫn đang trong giai đoạn rà soát.
Theo Rabobank