Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Mỹ nâng thuế chống bán phá giá tôm Ấn Độ có tác động trung lập
26 | 07 | 2018
Đợt tăng thuế chống bán phá giá gần đây của Mỹ đối với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ chỉ có tác động trung lập lên các nhà xuất khẩu tôm nước này.

Trong đợt rà soát cuối cùng lần thứ 12, Bộ Thương mại Mỹ đã nâng thuế chống bán phá bình quân gia quyền đối với tôm Ấn Độ nhập khẩu từ 0,84% lên 1,35%. Đợt rà soát cuối cùng cho giai đoạn 12 tháng kết thúc vào ngày 31/1/2017. Tuy nhiên, mức thuế chống bán phá giá này vẫn thấp hơn mức thuế rà soat sơ bộ thông báo vào tháng 3/2018 là 2,34%. Hai công ty bắt buộc rà soát riêng lẻ trong đợt rà soát này là Devi Fisheries Limited (Devi) và Liberty Group; mức thuế chống bán phá giá quyêt định trên mức bình quân gia quyền thuế chống án phá giá đối với hai đối tượng rà soát bắt buộc này.

Devi và Liberty tổng côgnj chiếm gần 7% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm chế biến Ấn Độ trong năm tài khóa 2017. “Chúng tôi cho rằng mức thuế chống bán phá giá này không tác động lớn lên xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ. Xét đến ngành xuất khẩu tôm Ấn Độ là một tác nhân thụ động về giá, tác động của tăng thuế chống bán phá giá sẽ phải đẩy dọc chuỗi cung ứng, đặc biệt là về phía nông dân”, theo Pavethra Ponniah, phó chủ tịch ICRA cho hay.

Theo cơ quan xếp hạng này, xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ tăng trưởng kép với tốc độ 24%/năm về lượng trong giai đoạn năm tài khóa 2013 – 17. Tiếp tục là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ, Ấn Độ chiếm thị phần 33% trê thị trường nhập khẩu tôm Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2018, tăng trưởn 24% về lượng so với cùng kỳ năm 2017 nhưng giảm 22% về giá trị.

Tăng trưởng lượng xuất khẩu ở mức cao nhờ sản xuất tôm tại các nước sản xuất lớn khác như Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan giảm. Tuy nhiên, giá tôm liên tục giảm đến ngày 18/7 từ mức đỉnh đạt được vào tháng 9/2017, dẫn đến giá trị xuất khẩu tôm giảm. Trong giai đoạn năm tài khóa 2014 – 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm Ấn Độ tăng trưởng kép với tốc độ 20%/năm về lượng, chủ yếu nhờ nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ và Việt Nam. Xuất khẩu tôm sang Việt Nam tăng vọt từ tỷ trọng 16,1% trong năm tài khóa 2014 lên 25,4% trong năm tài khóa 2016 do sản xuất tôm tại Việt Nam giảm, nhu cầu cao.

Việt Nam tiếp tục là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ hai của Ấn Độ. “Tuy nhiên, giá tôm trên thị trường quốc tế đang giảm mạnh kể từ tháng 11/2017, nên việc cải thiện tình hình giá tôm sẽ rât quan trọng đối với nông dân và các nhà chế biến tôm Ấn Độ để đảm bảo rằng nông dân Ấn Độ sẽ tái thả nuôi trong vụ sản xuất tôm mới”.

Đợt rà soát thuế chống bán phá giá cuối cùng của Mỹ đối với tôm Việt Nam cũng là một động lực cho xuất khẩu tôm Ấn Độ khi kết quả rà soát sơ bộ thông báo vào tháng 3/2018 đưa thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam lên tới 25,39%”, ông Ponniah cho hay.

Theo Business Standard



Báo cáo phân tích thị trường