Đây chính là Ocean Farm 1, dự án nuôi thủy sản khu vực biển sâu đầu tiên trên thế giới, được thiết kế bởi công ty nuôi cá hồi dẫn đầu thế giới SalMar ASA. Côn gty đã trả cho Chian Shipbuilding Industry Corp 300 triệu USD cho 6 hệ thống trang thiết bị tương tự, tạo nên nhiều không gian nuôi thủy sản xa bờ hơn (các lưới lớn trong các vùng nước được quây lại), chất thải nuôi thủy sản sẽ được thu hồi để đóng gói lại, tránh phát tán ra khu vực xung quanh.
Các cảm biến oxy từ xa và hệ thống camera chất lượng cao giám sát cá hồi, cùng với các sinh vật khác, tăng trưởng và các dấu hiệu của bệnh. Trong đợt thử nghiệm của Ocean Farm 1, SalMar cho hay cá hồi tăng trưởng nhanh và tỷ lệ chết thấp.
16 van chìm, có thể di động, phát tán thức ăn theo thời gian định trước và cho phép cá sống dưới mực nước sâu tới 54m vẫn tiếp cận được thức ăn, thay vì nuôi cá ở gần bề mặt như các mô hình nuôi khác.
SalMar có kế hoạch thu hoạch mẻ cá hồi đầu tiên trong nửa cuối năm 2018 và cho biết nếu giai đoạn phát triển này thành công, công ty có thể thiết lập hoạt động nuôi cá ở bất kỳ nơi nào giữa biển khơi. Công ty cho biết OF1 có thể chịu các đợt sóng cực lớn, có chiều cao lên tới 15m.
Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống này là mật độ cá cao sẽ làm tăng rủi ro phát tán dịch bệnh. Hệ thống nuôi này buộc phải nuôi cá hồi ở mực nước sâu hơn nhiều, với hàm lượng oxy thấp hơn nhiều so với thông thường, làm hạn chế sinh trưởng của cá, theo ông Tim Dempster, một nhà sinh vật học biển và giáo sư khoa học sinh học tại đại học Melbourne nhận định.
Theo Bloomberg (gappingworld.com)