Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ngành nuôi trồng thủy sản ở Ma rốc và tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt
13 | 07 | 2011
Mặc dù là nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn của Châu Phi và thế giới Ả rập, nhưng sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Ma rốc là cá đánh bắt tự nhiên (sản lượng từ 900 ngàn đến 1 triệu tấn/năm); việc nuôi trồng thủy sản tại Ma rốc còn rất nhỏ bé.

Tuy đã có vài chuc dự án nhằm phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tại Ma rốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn; sản lượng mới đạt khoảng 2.000 tấn (gồm 500 tấn thủy nước ngọt và 1500 tấn thủy sản nước mặn), trong đó  chủ yếu là cá . 

Viêc nuôi cá biển chủ yếu do 2 Cty là Marost ở Nador và Cty Sam ở Saida đảm nhiệm, tập trung vào viêc nuôi hai loại cá là cá Loup và Dorade. Ngoài hai loại cá trên, hiện nay việc nuôi trồng cá thu đỏ cũng đang được nuôi thử nghiệm tại M’diq trong chương trình hợp tác Ma rốc – Nhật Bản. Sản lượng cá nuôi hàng năm  khoảng trên 1200  tấn , 90%  giành cho xuất khẩu dưới dạng tươi .

Việc nuôi nhuyễn thể mảnh 2 vỏ (gồm hào, sò, vẹm,…)  chủ yếu tập trung ở vùng  Oualidia từ những năm 50, Nador từ năm 1986 và gần đây là vùng Laayoune, sản lượng khoảng 400 tấn (trong đó khoảng 250 tấn là hào), phục vụ chủ yếu cho thị trường nội địa  .

Từ thực tế này có thể kết luận hiện nay Ma rốc chưa có ngành nuôi trồng thủy sản theo đúng nghĩa của nó. Nguyên nhân của tình trang này là do:

            + Ma rốc thiếu sự quy hoach hợp lý về diện tích ven biển giành cho việc nuôi trồng thủy sản; các vùng có tiềm năng cho viêc nuôi trồng thủy sản thường cạnh tranh với lĩnh vực du lịch. Việc nuôi trồng ngoài khơi hiện nay chủ yếu tập trung ở vùng biển Địa Trung Hải vì vùng này sóng không mạnh như ở Đại Tây Dương, nhưng  tiềm  ẩn các rủi ro về bão .

            + Chi phí đầu tư và nguyên liệu đầu vào cho việc nuôi trồng thủy sản cao (chí phí khoảng 200 ngàn DH tương đương với 25 ngàn USD cho một lồng 20 tấn); chu kỳ sản xuất thường là dài (thường mắt khoảng từ 2-3 năm kể từ khi dự án được khởi động); nhiều nguyên liệu đầu vào hiện nay phải nhập khẩu với mức thuế cao .

            + Viêc nuôi trồng thủy sản đòi hỏi rất cao về kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh trong khi Ma rốc chưa có nhiều kinh nghiệm về việc này .

Viên nghiên cứu quốc gia về nuôi trồng thủy sản Ma rốc đánh giá về tiềm năng phát triển ngành  thủy sản  như sau :

            Phía Bắc của Ma rốc rất có tiềm năng cho việc nuôi trồng thủy sản, nếu có chính sách, chiến lược và quy hoach hợp lý thì có thể đưa ngành này thành một ngành kinh tế rất quan trọng, vừa mang lại giá trị kinh tế (tăng thu nhập cho các hộ gia đình và thu nhập quốc dân, tạo nguồn xuất khẩu cải thiện  cán cân thương mại, thúc đẩy phát triển cơ sỏ ha tầng …) vừa mang lại giá trị về mặt xã hội (tạo công ăn việc làm, duy trì sự ổn định mặt bằng xã hội giữa thành thi và nông thôn …). Do vậy, viêc nuôi trồng thủy sản tại Ma rốc nên đi theo một số hướng như sau :   

+ Nuôi cá: Cần tăng cường hơn nữa việc nuôi trồng các loại cá hiện có như dorades, loups, sars … bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang hoạt động tại các vùng như Jebha , Ras Kebdana , M’Diq …tiếp tục mở rộng đầu tư, liên kết lại với nhau để có thể cạnh tranh được với các đối thủ trong vùng Địa Trung hải và nhằm để giảm giá thành sản xuất. Ngoài ra, nên phát triển thêm việc nuôi trồng các chủng loại cá khác như: Turbot, Sole, Merou, cá ngừ đỏ và các loại cá nước ngọt khác nhằm đa dạng hóa mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của người tiêu dùng .

+ Nuôi sò: Hiện nay, việc thu hoạch sò là hoạt động kinh tế chủ yếu tại vùng Sidi Moussa , Moulay Bousselham và vịnh Dakhla. Nhưng do việc khai thác vô tổ chức nên đang  cạn kiệt và trong tương lai không xa có nguy cơ bị biến mất tại khu vực này. Nên việc đầu tiên là phải quy hoạch ngay nguồn lợi thủy sản này, tiến hành việc đánh bắt một cách hợp lý và tiến tới là triển khai việc nuôi trồng để khôi phục và nâng cao sản lượng thu hoạch  nguồn thủy sản này. Việc nuôi trồng sò nên tập trung các các vùng cửa sông và các khu nước mặn thuộc bờ Đại Tây Dương, là những vùng thuận lợi cho việc quy hoach, như : Sidi Moussa , Moulay Bousselham và vịnh Dakhla .

+ Nuôi  hào: Việc nuôi hào theo hướng công nghiệp nên tạp trung ở Vịnh Dakhla. Sản phẩm thu hoạch được trước mắt phục vụ cho nhu cầu sản xuất dầu hào , tiếp theo là phục vụ nhu cầu sử dụng hào tươi .

+ Nuôi các loại nhuyễn thể : Nên tập trung nuôi ở các vùn ven biển và cả ngoài khơi , đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu .

+ Nuôi các đông vật giáp xác như tôm, cua : Các cửa sông của vùng Tahadart, Louklos và vịnh của vùng Dakhla rất phù hợp cho việc nuôi trồng các loại thủy sản này. Do điều kiến khí hậu, nên việc nuôi trồng tôm hiện nay của Ma rốc chưa  thể cạnh tranh với các nước thuộc khu vực Châu Á. Do vậy, trước mắt nên triển khai việc nuôi thử trên quy mô nhỏ để thử nghiệm trước khi triển khai việc nuôi trồng đại trà .

Từ thực trạng về ngành nuôi trồng thủy sản Ma rốc như ở trên, các doanh nghiệp Việt Nam nên có nghiên cứu khảo sát để có thể đầu tư vào việc nuôi trồng cá nước ngọt và một số loại nhuyễn thể hai mảnh như nghêu, sò … để cung cấp cho thị trường nội địa Ma rốc ,các thị trường lân cân trong khu vực và  thị trường Châu Âu , tân dụng lơi thế về FTA mà  Ma rốc đã ký với EU .

Theo Vinanet



Báo cáo phân tích thị trường