Thị trường cà phê Ma-rốc vẫn còn mang tính thời vụ với mức tiêu thụ bình quân mỗi người dân khoảng 0,8 kg/năm, có xu hướng tăng nhất là trong khu vực thành thị. Điều này cho thấy có sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng vì chè xanh vẫn là đồ uống truyền thống rất phổ biến trong số các đồ uống nóng tại Ma-rốc.
Thị trường cà phê ở Ma-rốc còn chưa mang tính cơ cấu nhưng cạnh tranh quyết liệt. Việc tiêu thụ cà phê không đóng bao vẫn chiếm ưu thế do giá rẻ. Tuy nhiên, thị trường cà phê đóng gói ngày càng trở nên cạnh tranh hơn và thu hút nhiều nhà rang xay trong và ngoài nước.
Cà phê nhập khẩu vào Ma-rốc phải tuân thủ việc kiểm tra chất lượng và các quy định chặt chẽ, do một cơ quan chống gian lận và một phòng thí nghiệm đảm trách.
Đây là rào cản đầu tiên khi hàng bắt đầu vào lãnh thổ quốc gia. Những người có trách nhiệm sẽ phân tích mẫu lấy từ các bao khác nhau để kiểm tra xem có đáp ứng được các điều kiện hay không.
Về mặt pháp lý, trong mẫu 300 gr, trọng lượng nhân hỏng không được vượt quá 10 %. Nếu không, hàng sẽ bị ách lại tại cảng.
Thuế nhập khẩu cà phê của Ma- rốc là 10% đối với cà phê chưa rang xay và 50% đối với cà phê rang xay.
Các nước xuất khẩu cà phê chính vào thị trường Marốc năm 2005 là Inđônê xia 68.000 tấn, Việt Nam 63.000 tấn, Ghinê 44.000 tấn…
Theo số liệu của Hải quan Marốc, trong năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trường này 7.961 tấn cà phê (loại chưa rang xay, chưa khử caphêin), đạt doanh thu 9,9 triệu USD. Còn theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2007, Việt Nam đã bán cho Marốc 5.139 tấn cà phê với tổng giá trị 7,6 triệu USD (trên tổng số 14,5 triệu USD xuất khẩu).
Cà phê là sản phẩm xuất khẩu đứng đầu trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Marốc.
Các DN Việt Nam nên lưu ý, khi liên hệ lần đầu tiên với các công ty Marốc nói trên, nên gửi Fax (nếu viết thư bằng tiếng Pháp được thì càng tốt) vì việc gửi email thường không nhận được thư trả lời.