Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trăm bề khó của ngành chè
16 | 08 | 2018
Hơn một tháng nay bán chè rất khó do đồng USD quá cao, đè nặng lên doanh nghiệp trong nước. Bán chè chậm nhưng doanh nghiệp vẫn phải sản xuất, mua chè cho nông dân.

'Bán chè rất khó do đồng USD quá cao'

Tại cuộc Họp thường niên nhóm công tác PPP ngành hàng thuộc đối tác phát triển bền vững nông nghiệp, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó chủ tịch chè Việt Nam cho hay ngành chè đang rất xáo động do tác động của việc thay đổi tỷ giá.

"Hơn một tháng nay bán chè rất khó do đồng USD quá cao, đè nặng lên doanh nghiệp trong nước. Bán chè chậm nhưng doanh nghiệp vẫn phải sản xuất, mua chè cho nông dân", bà Hồng cho hay.

Họp thường niên nhóm công tác PPP ngành hàng thuộc đối tác phát triển bền vững nông nghiệp

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè trong tháng 7 đạt 11.670 tấn, trị giá 20,03 triệu USD, giảm 0,1% về lượng và 1,9% về trị giá so với tháng 6. So với cùng kỳ năm 2017, xuất khẩu chè giảm 13,2% về lượng và giảm 11,9% về trị giá.

Lũy kế đến hết tháng 7, xuất khẩu chè đạt 68.100 tấn và trị giá 111,2 triệu USD, giảm 11% về lượng và giảm 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Thương lái Trung Quốc đứng tên doanh nghiệp Việt Nam gây khó việc mua nguyên liệu

Ngành chè đang phát triển đặc sản chè cổ thụ. Tuy nhiên, bà Hồng cho biết một số doanh nghiệp đứng tên là doanh nghiệp Việt Nam nhưng lại đưa thương lái Trung Quốc mua với giá cao hơn 50% so với giá doanh nghiệp trong nước. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thu mua nguyên liệu.

Ngoài ra, chính sách thuế VAT áp lên chè xuất khẩu cũng gây trở ngại lớn đối với ngành chè.

Theo đó, chè tươi qua các công đoạn làm héo, vò, lên men, sao, phơi, sấy khô, sàng phân loại thành chè bán thành phẩm để làm nguyên liệu sản xuất chè xanh, chè đen, chè hương là chè khô sơ chế ở khâu kinh doanh thương mại áp dụng thuế suất thuế VAT 5%.

Chè khô sơ chế hoặc chè tươi chế biến thành chè thành phẩm như chè đen, chè xanh, chè hương và các loại chè thành phẩm khác đóng túi lọc, đóng hộp, đóng gói, đóng thùng để xuất khẩu và tiêu dùng trong nước là sản phẩm chè đã qua chế biến, áp dụng thuế suất thuế VAT 10%.

Theo bà Hồng, 80% chè xuất khẩu nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu chè phải chịu thuế VAT, sau đó tới 8 tháng sau mới được hoàn thuế. Thủ tục xử lý rất lâu trong khi nguồn vốn thì bị giữ.

Rào cản từ thuốc bảo vệ thực vật

Ngoài ra, vấn đề thuốc bảo vệ thực vật cũng đang là rào cản trong xuất khẩu chè. Mặc dù các doanh nghiệp làm đúng quy trình, liều lượng như trên mác sản phẩm nhưng vẫn bị rơi vào trường hợp dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá quy định.

Một số nơi thuốc không như những gì trên mác, doanh nghiệp làm đúng quy trình nhưng vẫn bị dư lượng thuôc thực vật cao. Trong khi đó, một số thị trường nhập khẩu chè dễ tính của Việt Nam như Pakistan cũng đã bắt đấu siết chặt tiêu chuẩn bảo vệ thực vật.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng



Báo cáo phân tích thị trường