Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hiệp hội người tiêu dùng Malaysia tuyên bố cá có thể là sản phẩm không Halal
03 | 04 | 2019
Chủ tịch Hiệp Hội tiêu dùng Penang, Mohamed Idris kêu gọi thành phố Putrajaya sửa đổi Đạo luật Thức ăn chăn nuôi năm 2009 để đưa các yếu tố Halal vào việc chuẩn bị, chế biến, sản xuất và xử lý thức ăn chăn nuôi.

Hiệp hội Người tiêu dùng Penang (CAP) đã đưa ra cảnh báo người Hồi giáo phải thận trọng khi ăn cá vì một số trại nuôi đang cho cá ăn phụ phẩm động vật không phải Halal.

Chủ tịch của Hiệp hội, ông SM Mohamed Idris cho biết, năm 2009, một số trang trại nuôi cá ở nước này đã bị phát hiện sử dụng nước thải từ các trại nuôi lợn để xử lý thức ăn cho cá. Vào năm 2013, một nông dân đã bị kết án vì cho Patin (một loài cá) ăn ruột lợn, ông Idris cho biết.

“Một trường hợp đã phát hiện sọ và xương động vật  ở đáy ao cá và mẫu xương dương tính với DNA lợn. Và một trường hợp khác ở Perak đã phát hiện toàn bộ xác thịt lợn được sử dụng làm dinh dưỡng để nuôi cá rô phi”, ông  Idris cho biết thêm.

Ông Idris nhắc lại sự việc năm 2010, Cơ quan Tiếp thị  Nông nghiệp Liên bang (FAMA) và Đại học Sains Malaysia tiết lộ rằng 40% các nhà sản xuất thức ăn trong nước đã sử dụng nguyên liệu hỗn hợp từ động vật trong thức ăn chăn nuôi, dẫn đến sự nghi ngờ về mức độ trung thực trong áp dụng halal trong thức ăn động vật.

Ông nói Hội đồng Hồi giáo quốc gia Malaysia đã có chỉ thị rằng các động vật được nuôi bằng thức ăn không halal bị quy là haram (bất hợp pháp).

Tuy nhiên, ông cho biết Bộ Phát triển Hồi giáo Malaysia (Jakim) trong Hướng dẫn thủ tục chứng nhận Halal tuyên bố rằng thức ăn chăn nuôi được phân loại theo các sản phẩm không thể kiểm chứng được.

Ông kêu gọi thành phố Putrajaya sửa đổi Đạo luật thức ăn chăn nuôi năm 2009 để đưa vào các yếu tố của halal trong các khâu chuẩn bị, chế biến, sản xuất và xử lý thức ăn chăn nuôi.

Đạo luật thức ăn chăn nuôi quy định ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi về chất lượng và kiểm soát nhập khẩu, sản xuất, thương mại, sử dụng thức ăn và phụ gia thức ăn chăn nuôi.

Mohamed Idris cũng kêu gọi sửa đổi bộ Hướng dẫn thủ tục chứng nhận Halal của Jakim theo đó, thức ăn chăn nuôi là một trong những sản phẩm được Jakim chứng nhận theo chương trình chứng nhận halal.

Ông kêu gọi chính phủ đưa ra một tiêu chuẩn Halal cho việc chuẩn bị, sản xuất, phân phối, dán nhãn và xử lý thức ăn chăn nuôi để cho phép các nhà sản xuất thức ăn được chứng nhận Halal sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Trong khi chờ đợi, người Hồi giáo nên hạn chế ăn thịt cho đến khi Đạo luật này được thi hành.

Theo VASEP



Báo cáo phân tích thị trường