Nâng lượng phân bón nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2019 lên 1,37 triệu tấn, trị giá 392,1 triệu USD, giảm 3% về lượng và 1,8% trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Những năm gần đây Trung Quốc luôn là thị trường chính cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 34,16% tổng lượng phân bón nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2019,đạt 468,5 nghìn tấn, trị giá 117,48 triệu USD, tăng 6,35% về lượng và 2,22% trị giá, giá nhập bình quân 250,72 USD/tấn, giảm 3,89% so với cùng kỳ.
Tính riêng tháng 4/2019, Việt Nam cũng đã nhập phân bón từ thị trường này 147,29 nghìn tấn, trị giá 37,39 triệu USD, giảm 4,08% về lượng nhưng tăng 3,98% về trị giá so với tháng 3/2019, nếu so với tháng 4/2018 tăng 11,94% về lượng và tăng 2,87% trị giá.
Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai là Indonesia với 116,0 nghìn tấn, trị giá 33,57 triệu USD, tăng gấp hơn 4 lần cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ – đây cũng là thị trường có mức độ tăng vượt trội trong 4 tháng đầu năm 2019.
Riêng tháng 4/2019, Việt Nam cũng đã nhập từ Indonesia 70,11 nghìn tấn, trị giá 19,26 triệu USD, tăng gấp 8,6 lần (tương ứng 763,04%) về lượng và gấp hơn 8,6 lần về trị giá (tức tăng 754,01%) so với tháng 3/2019.
Nếu so sánh với tháng 4/2018 thì cũng tăng gấp hơn 6 về lượng (tương ứng 503,64%) và tăng 5,7 lần (tương ứng 473,66%) về trị giá, mặc dù giá nhập bình quân đều sụt giảm 1,05% so với tháng 3/2019 và giảm 4,97% so với tháng 4/2018. Kế đến là các thị trường Nga, Belarus, Nhật Bản, Israel….
Đáng chú ý, ngoài tăng mạnh nhập phân bón từ thị trường Indonesia tăng mạnh, thì Việt Nam cũng nhập phân bón từ Thái Lan với mức tăng chỉ đứng thứ hai sau Indonesia, tăng gấp 3 lần về lượng (tương ứng 205,94%) và gấp 2,6 lần trị giá (tương ứng 164,79%) so với cùng kỳ, giá nhập bình quân 267,47 USD/tấn, giảm 13,45%.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu phân bón từ thị trường Đức, với lượng giảm trên 80% chỉ với 2,9 nghìn tấn, trị giá 1,47 triệu USD, giảm 74,7% so với cùng kỳ.
Theo Vinanet