Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
CPTPP - EVFTA: Ngoài cơ hội là những thách thức cần biết trước
08 | 07 | 2019
Trong bài trình bày “CPTPP - EVFTA: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) nhấn mạnh, những ưu đãi về mặt thuế quan là những cơ hội mở ra trước mắt cho các DN nông nghiệp Việt Nam song bên cạnh đó là các hàng rào phi thuế quan, quy chuẩn, quy tắc khác cũng có thể gia tăng hoặc lạm dụng. Hơn thế nữa, các nước có xu hướng không hạ thấp tiêu chuẩn môi trường vì lý do thúc đẩy thương mại.

Tại Hội nghị “Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do” do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 26/6/2019 tại Hà Nội, hầu hết các diễn giả đều nhận định rằng, các mặt hàng nông sản chiến lược của Việt Nam sẽ thêm nhiều cơ hội để mở rộng thị trường nhờ các cam kết cắt giảm thuế quan, thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp cận công nghệ... Tuy nhiên, song hành với việc ưu đãi thuế, sản phẩm nông sản Việt có thể sẽ phải đối diện với hàng rào phi thuế quan cao, trong đó có các quy định TBT/SPS chặt chẽ; quy tắc tiêu chuẩn ngặt nghèo khác về sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường...

HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI (TBT)

 

CPTPP

EVFTA

Cam kết chung

Nhắc lại WTO

- Các Bên có quyềnban hành cácbiện pháp TBT

- Điều kiện:Phải đảm bảocác nguyên tắc của WTO như phải dựatrên các căn cứ khoa học xác đáng, không phân biệt đối xử, minh bạch, tham vấn trước khi ban hành….

Cam kết mới

- Quy trình đánhgiá sự phù hợp:

Không yêu cầucác tổ chứcđánh giá phảiđặttrụ sở hoặccó văn phòngtại nước sở tại

- Một số ràng buộc cụ thể đối với các biện phápTBTcho 06 loạisản phẩm (rượu vang vàđồuống chưng cất,mỹ phẩm…)

- Quy trình đánhgiá sự phùhợp: camkếtvềviệccông nhận  vàvề phí

- Về hậu kiểm:Bảo đảm khôngcó xung đột lợi ích giữa đơn vị hậu kiểm và DN

- Về đánh dấu,ghi nhãn: Giớihạn

các yêu cầu về đánh dấu, ghi nhãn

- VN chấpnhận nhãn «Madein EU»

 

 

BIỆN PHÁP ATTP, KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT (SPS)

 

CPTPP

EVFTA

Cam kết chung

Nhắc lại WTO

- Các bên có quyền ban hànhcác biện pháp TBT

- Điều kiện: Phải đảm bảo các nguyên tắc của WTO như phải dựa trên các căn cứ khoa học hoặc theo các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến nghị quốc tế, không phân biệt đối xử, minhbạch…

Cam kết mới

- Thanh tra

- Kiểm tra nhậpkhẩu

- Chứng thư

- Công nhận tương đương

- Minh bạch…

- Thống nhấtvề cơ quan quản lý SPS mỗi Bên

- Áp dụngthống nhất thủtục kiểm travà điều

kiện SPS cho toàn lãnh thổ

- Danh sách cơ sở miễn kiểm tra

- Công nhận tươngđương

- Biện pháp SPS khẩn cấp

- Giới hạn phạm vi địa lý củadịch bệnh

 

 

VIỆT NAM MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG MUA SẮM CÔNG

 

CPTPP

EVFTA

Đối tượng mua sắm

- Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ (trừ một số ngoạilệ)

- Mảng xây dựng có cam kết riêng

- Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ (trừ một số ngoại lệ như gạo, xăng dầu, sách báo, tiền giấy...)

- Mảng xây dựng có cam kết riêng

Ngưỡng giá trị gói thầu

Quy định riêng theo:

- Nhóm chủthể

- Thời gian kể từ khi CPTPP có hiệu lực

(năm 1-5, từ 6 trở đi)

Quy định riêng theo:

- Nhóm chủthể

- Thời gian kể từ khi EVFTA có hiệu lực (năm 1-5,6-10,

11-16, từ 16 trở đi)

Chủ đầu tư

- 21 Cơ quanTW

- Không có cơ quan địa phương

- 38 Đơn vị sự nghiệp

- 20 Cơ quan TW (20)

- 02 Địa phương (Một số đơn vị thuộc UBND HN, HCMC)

- 42 Đơn vị sự nghiệp

Ngoại lệ

Nhiều ngoại lệ, trong đó có:

-Các hợp đồngBOT, xây dựng cơ sở hạ tầng

-Các gói thầu nhằm mục đích phát triển, bảo vệ hoặc bảo tồn các giá trị nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ hay di sản văn hóa của quốc gia

-Mua sắm có ưu đãi dành cho SMEs

-Mua sắm nhằm bảo đảm phúc lợi cho dân tộc thiểu số …

Nhiều ngoại lệ, trong đó có:

- Các hoạt động mua sắm nhằm mục tiêu phát triển, bảo vệ và bảo quản tài nguyên quốc gia;

- Ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Các biện pháp liên quan đến sức khỏe, đãi ngộ, ưu đãi

về kinh tế, xã hội cho dân tộc thiểu số;

- Các hoạt động mua sắm liên quan đến các sự kiện quốc gia và mục đích tôn giáo;

- Mua sắm thiết bị lưu trữ hoặc máy chủ chứa dữ liệu quốc gia và các dịch vụ liên quan, v.v.

 

 

LAO ĐỘNG

CPTPP

EVFTA

Nhóm các nguyên tắc trong Tuyên bố của ILO năm 1998, bao gồm:

(i)          Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động và người sử dụng lao động

(ii)         Xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc

(iii)        Cấm sử dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp

Nhóm các nguyên tắc về điều kiện lao động “chấp nhận được”

Nhóm này bao gồm các quy định về lương tối thiểu, giờ làm việc, các vấn đề về an toàn lao động  và  sức  khỏe  của  người  lao  động.

Việt Nam nỗ lực tham gia một số Công ước về Lao động

 

 

MÔI TRƯỜNG

CPTPP

EVFTA

-Không đưa ra các tiêu chuẩn môi trường nào mới

-Cam kết tăng cườngthực thi hiệuquả các camkết đã có trong cácCông ước đa phương về môi trường (MEAs) mà Việt Nam hiện đang là thànhviên.

Một số cam kết riêng về:

-Đa dạng sinh học;

-Tự vệ trước các sinh vật ngoại lai

-Giảm phát thải

-Trợ cấp đối với việc khai thác/đánh bắt hải sản

-Biện pháp bảo tồn

-Chính sách với các loại hàng hóa, dịch vụ thân thiện/có lợi cho môi trường.

Một số cam kết riêng (mang tính khuyến khích, hợp tác là chủ yếu) về:

-Biến đổi khí hậu

-Đa dạng sinh học

-Quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản

(gắn với VPA-FLEGT)

-Kinh doanh và quản lý bền vững các nguồn hải sản sống và sản phẩm nuôi trồng thủy sản

(Các cam kết về minh bạch và tăng cường vai trò của các bên liên quan trong bảo vệ môi trường

 

Theo bà Trang, khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, ngoài việc hàng nông sản Việt được ưu đãi thuế quan (đặc biệt ở 27 thị trường EU, Canada, Mexico và Peru) và tiếp cận được với các gói mua sắm công là khối khách hàng Nhà nước ở các nước EU và CPTPP thì các DN cũng có cơ hội NK máy móc thiết bị phục vụ sản xuất từ các đối tác EU-CPTPP với giá hợp lý hơn, NK chuyển giao công nghệ thuận lợi hơn, giá tốt hơn.

Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng với quy trình hải quan và phân luồng theo hải quan, kiểm tra chuyên ngành 100%, nhưng theo cam kết của CPTPP và  EVFTA thì Việt Nam sẽ phải thay đổi quy trình, điều này mang lại lợi ích lớn cho các sản phẩm nông sản bởi vì nhóm sản phẩm này đang chịu kiểm tra chuyên ngành rất gắt gao. Thủ tục khiếu nại, xử lý vướng mắc TBT, SPS cũng sẽ nhanh hơn, minh bạch hơn.

Đối với thương mại - dịch vụ và đầu tư, trong CPTPP và EVFTA, Việt Nam cũng có những cam kết được coi là sâu nhất từ trước tới nay, do đó thị trường lĩnh vực dịch vụ sẽ mở cửa sâu hơn, đây là điều kiện tốt cho các ngành nông sản tiết kiệm được chi phí logistics. Ngoài ra, kênh phân phối thuận lợi hơn nhờ các kênh dịch vụ phân phối và thương mại điện tử; môi trường đầu tư cũng thuận lợi hơn theo chuẩn mực quốc tế cao...

Theo bà Trang, bên cạnh cơ hội là thách thức tiêu chuẩn cao về lao động, môi trường nhưng nếu Việt Nam thực hiện được các cam kết này thì chắc chắn sẽ tránh được trường hợp như Bangladesh hay một số nước bị khách hàng tẩy chay vì vi phạm tiêu chuẩn lao động và môi trường. Đây là cơ sở, động lực để Việt Nam thực hiện thương hiệu xanh về môi trường, thương hiệu hồng về nhân văn. Do đó nên xem thách thức này cũng đồng thời là cơ hội.

Với xuất khẩu, sẽ có một số thách thức đặt ra như: Quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan có thểkhông dễ đáp ứng (đối với nông sản nhập khẩu nguyên liệu về chế biến); Cam kết FTA không liên quantới “Giấy phép/VISA nhập khẩu” cho từng loại hàng hóa; Sức cạnh tranh của sản phẩm ở các khía cạnhphi cam kết chất lượng, mẫu mã, giá cả, tính chuyên nghiệp còn hạn chế; Sức ép cạnh tranh trước nôngsản từ EU-CPTPP trên thị trường Việt Nam; chi phí sản xuất tăng, chi phí tuân thủ (quy tắc về lao động, môi trường) tăng...



Theo Tạ Hà
Báo cáo phân tích thị trường