Giá hạt điều tại thị trường Delhi, Ấn Độ, điều nhân xu hướng ổn định trong tháng 6/2019. Cụ thể, tại phiên giao dịch tuần đến 15/6, giá điều nhân WW180 ở mức 1055 Rs/kg; điều nhân loại WW210 ở mức 925 Rs/kg; điều nhân loại WW240 ở mức 785 Rs/kg; điều nhân loại WW320 ở mức 665 Rs/kg giá ổn định so với đầu tháng 6/2019.
Chính phủ Ấn Độ nâng giá nhập khẩu tối thiểu đối với hạt điều. Như vậy, giá nhập khẩu tối thiểu đối với hạt điều vỡ hiện nay là 680 rupee/kg và đối với hạt điều nguyên là 720 rupee/kg. Sự gia tăng này là vì mục đích tính toán thuế.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu hụt hạt điều vẫn ổn định sau lễ Ramadan. Nhu cầu đối với hạt điều nửa cỡ to thượng hạng ở mức 740 rupee/kg, giao ngay. Giá tương tự đối với điều W320 cỡ đồng nhất giao cuối tháng 7/2019. Người mua không quan tâm đến hạt điều đỏ và nâu.
Nguồn cung hạt điều trên toàn cầu ở mức thấp, trong khi nhu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến tăng. Hiện hầu hết các nước sản xuất hạt điều lớn toàn cầu như Việt Nam, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà… đều đã thu hoạch xong vụ mùa 2018/2019, trong khi đó hai nước là Cộng hòa Guiné-Bissau và Senegal cũng bước vào thời kỳ cuối vụ thu hoạch chính, còn Indonesia bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Bên cạnh đó, giá hạt điều vẫn ở mức thấp cũng hấp dẫn người tiêu dùng. Những thông tin trên đã tác động tích cực lên thị trường hạt điều toàn cầu, thông tin từ Cục XNK (Bộ Công Thương) cho biết.
Tại thị trường nội địa, cùng với xu hướng giá thế giới giá điều nhân tính đến tuần giữa tháng 6/2019 giá tiếp tục ổn định tại Đồng Nai và Bình Phước. Cụ thể, điều khô mua xô tại Bình Phước ở mức 34.500 đ/kg; tại Đồng Nai ổn định ở mức 46.000 đồng/kg so với đầu tháng 6/2019.
Trước đó, sau thời kỳ ảm đạm kéo dài trong 4 tháng đầu năm khi giá biến động chủ yếu theo xu hướng giảm và ở mức thấp, sang tháng 5/2019 giá nhân hạt điều và hạt điều chế biến của Việt Nam đã có sự khởi sắc.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, nhân hạt điều hiện nay của các nhà máy sản xuất chỉ đáp ứng cho những hợp đồng đã ký trước, trong khi có nhiều đơn hàng cần giao ngay nên lượng nhân hạt điều không đáp ứng đủ nhu cầu.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Bình Phước đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu Bờ Biển Ngà để đẩy mạnh hợp tác, chế biến hạt điều. Bờ Biển Ngà là thị trường hàng đầu thế giới về sản xuất hạt điều với diện tích đạt 1,4 triệu ha, năng suất bình quân khoảng 5 tạ/ha, nhưng chỉ có 8% sản lượng được chế biến sâu cung ứng ra thị trường thế giới.
Với tín hiệu khả quan về tình hình tiêu thụ hạt điều quý 3/2019, Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá hạt điều nhân loại W320 sẽ đạt mức 3,3 – 3,5 USD/pound nhờ nhu cầu tiêu thụ hạt điều toàn quốc có thể đạt mức tăng trưởng từ 10 – 15% trong thời gian này.
Hoạt động xuất khẩu hạt điều trong tháng ảm đạm, giảm cả lượng và trị giá. Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, lượng điều xuất khẩu của cả nước trong tháng chỉ đạt 19,2 nghìn tấn, trị giá 275,6 triệu USD, giảm 4,6% về lượng và 8,6% trị giá so với tháng 5/2019.
Giá xuất khẩu bình quân trong tháng đạt 7.024 USD/tấn, giảm 4,2% so với tháng 5/2019 và giảm 22,5% so với tháng 6/2018.
Tuy đứng thứ 3 về sản lượng điều thô, nhưng trong 10 năm trở lại đây Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân. Trong số những thị trường xuất khẩu chủ lực hạt điều của Việt Nam, thì Mỹ dẫn đầu chiếm 33,7% tổng lượng điều xuất khẩu trong tháng, đạt 13,2 nghìn tấn, trị giá 89,7 triệu USD, gairm 2,76% về lượng và giảm 7,69% trị giá so với tháng trước; nếu so với tháng 6/2018 thì tăng 5,83% về lượng nhưng giảm 21,52% về trị giá.
Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc đạt 6,6 nghìn tấn, trị giá 51 triệu USD, giảm 7,59% về lượng và 5,95% trị giá so với tháng 5/2091, nhưng tăng gấp 2,4 lần về lượng (tương ứng 139,85%) và gấp hơn 2 lần về trị giá (tương ứng 100,86%) so với tháng 6/2018.
Kế đến là thị trường Hà Lan, Anh, Đức, Australia … với lượng xuất lần lượt 3,9 nghìn tấn; 1,4 nghìn tấn; 1,4 nghìn tấn và 1,2 nghìn tấn…
Nhìn chung, trong tháng 6 lượng điều xuất sang các thị trường hầu hết đều suy giảm, số này chiếm 61,11%, trong đó xuất sang thị trường Italia và Bỉ giảm nhiều nhất, đồng loạt trên 40%, bên cạnh đó trị giá cũng giảm lần lượt 33,43% và 11,35%. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Nam Phi tăng vượt trội, tăng gấp 2,5 lần về lượng (tương ứng 145,25%) nhưng giảm 12,93% về trị giá.
Đáng chú ý, trong cơ cấu thị trường xuất khẩu hạt điều tháng 6/2019 so với tháng 6/2018 có thêm các thị trường như Saudi Arabia; Ai Cập và Iraq.
Tới đây xuất khẩu hạt điều sang Ấn Độ sẽ gặp khó khăn hơn khi Chính phủ nước này tăng thuế nhập khẩu nhân điều lên 70%. Theo kế hoạch Ngân sách 2019 - 2020, mức thuế suất thuế nhập khẩu sẽ tăng đối với cả mặt hàng nhân điều sơ chế dạng nguyên hạt lẫn nhân điều bể vỡ.
Chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố tăng thuế suất thuế nhập khẩu nhân điều lên mức 70% so với mức hiện nay là 45%, một quyết định mà cơ quan đại diện cho những nhà xuất khẩu điều Ấn Độ CEPCI ca ngợi rằng nó sẽ giúp hồi sinh ngành công nghiệp đang gặp khủng hoảng.
Tuy nhiên, đề nghị của Hội đồng về việc tăng thuế nhập khẩu và đưa nhóm hàng nhân điều chiên rang vào danh mục cấm nhập khẩu vẫn chưa được quyết định, Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Điều Ấn Độ (CEPCI), ông R. K. Bhoodes cho biết.
Ngoài ra, đề nghị về việc miễn giảm thuế nhập khẩu đối với hạt điều thô nguyên vỏ (mức hiện nay đang áp dụng là 2,5%) đang được ngành điều Ấn Độ mong chờ không được đề cập trong Kế hoạch Ngân sách," ông nói.
Được biết, CEPCI đã thỉnh nguyện Chính phủ áp dụng lệnh cấm hoàn toàn đối với việc nhập khẩu hạt điều chiên rang, hạt điều sơ chế và vỏ lụa, và miễn giảm nhập khẩu đối với hạt điều thô nguyên vỏ.
Theo Hội đồng, ngành điều hiện nay phụ thuộc rất lớn vào nguồn hạt điều thô nguyên vỏ nhập khẩu và thuế nhập khẩu đã làm giảm năng lực chế biến điều trong nước, dẫn đến việc các nước cạnh tranh (VD: Việt Nam,…) đã mua được hạt điều thô từ các nước xuất khẩu điều thô (nhà cung cấp truyền thống của Ấn Độ).
Ngoài ra, theo thống kê đã có sự tăng trưởng đáng kể về lượng điều nhân nhập khẩu vào Ấn Độ (bao gồm cả hạt điều sơ chế và còn vỏ lụa) bằng cách lách luật "khai báo sai và đã sử dụng các lỗ hổng pháp luật hiện hành", đại diện Hội đồng cho biết.
Một khối lượng lớn nhân điều sơ chế đã được nhập khẩu dưới hình thức nhân điều chiên rang có thuế suất bằng 0% theo các Hiệp định thương mại tự do khác nhau. Ngoài ra, một số lượng lớn nhân điều còn vỏ lụa được nhập khẩu theo Chương trình Ủy quyền Nâng cao (1) và được bán ở thị trường trong nước.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam dã xuất khẩu hơn 1,6 tấn hạt điều sang Ấn Độ trong 6 tháng đầu năm 2019, thu về trên 9,1 triệu USD. Sản phẩm điều Ấn Độ nhập từ Việt Nam chủ yếu là hạt điều nhân, nguyên và hạt điều nhân vỡ.
Năm
|
Số lượng (Tấn)
|
Trị giá (triệu USD)
|
2016
|
4.030
|
28,6
|
2017
|
5.556
|
46
|
2018
|
4.772
|
34,9
|
6T/2019
|
1.673
|
9,11
|
Trong khi đó, Việt Nam chỉ nhập một lượng rất nhỏ hạt điều nhân, nguyên, hạt điều nhân, vỡ và tinh dầu điều từ Ấn Độ.
Thời gian qua, nhiều hiệp hội, nhà máy sản xuất và chế biến điều đã liên tục đề nghị chính phủ Ấn Độ có biện pháp hạn chế và kiểm soát hạt điều nhân nhập khẩu; thập chí còn cho rằng hạt điều nhân giá rẻ, chất lượng thấp của Việt Nam đã xâm nhập vào thị trường nội địa, gây biến động về giá.
Đồng thời, các nhà máy chế biến điều Ấn Độ cho biết một số thương nhân nước này đã nhập hạt điều nhân Việt Nam, rồi chế biến sơ qua loa hoặc thay đổi nhãn mác để tái xuất, ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu hạt điều Ấn Độ trên thị trường thế giới.
Với việc tăng giá MIP là dấu hiệu cho thấy, chính phủ Ấn Độ đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp khôi phục và hỗ trợ cho ngành điều trong nước, vốn đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trong những năm gần đây.
Bộ Công Thương nhận định trước mắt, với mức giá MIP mới, cộng với mức thuế nhập khẩu 45% sẽ gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hạt điều nhân của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ.
"Do đó, chúng ta cần ghi nhận một hoạt động bảo hộ của Ấn Độ để có những đối sách trong chính sách thương mại với nước này.
Đồng thời thông báo tới cộng đồng các doanh nghiệp xuất khẩu điều biết về qui định mới này của chính phủ Ấn Độ, chủ động có biện pháp hỗ trợ và nâng cao năng lực của ngành điều Việt Nam trong bối cảnh phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Ấn Độ - một trong những nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới", Bộ Công Thương cho biết.
Thị trường xuất khẩu hạt điều tháng 6/2019
Thị trường
|
T6/2019
|
+/- so với T5/2019 (%)*
|
+/- so với T6/2018 (%)*
|
Lượng (Tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng
|
Trị giá
|
Lượng
|
Trị giá
|
Mỹ
|
13.225
|
89.705.212
|
-2,76
|
-7,69
|
5,83
|
-21,52
|
Trung Quốc
|
6.608
|
51.079.576
|
-7,59
|
-5,95
|
139,85
|
100,86
|
Hà Lan
|
3.961
|
27.080.918
|
8,28
|
-2,58
|
10,15
|
-21,24
|
Anh
|
1.495
|
10.025.761
|
2,82
|
2,53
|
-3,05
|
-27,02
|
Đức
|
1.482
|
10.945.040
|
-10,07
|
-15,24
|
28,2
|
-3,67
|
Australia
|
1.299
|
8.740.370
|
2,28
|
-7,52
|
7,09
|
-20,29
|
Canada
|
1.273
|
9.142.214
|
4,86
|
-7,34
|
52,82
|
15,75
|
Thái Lan
|
701
|
4.949.751
|
-30,04
|
-31,78
|
-18,87
|
-36,17
|
Israel
|
621
|
4.825.232
|
-10
|
-9,66
|
-12,41
|
-30,12
|
Nga
|
562
|
3.753.338
|
-2,77
|
-6,47
|
-5,7
|
-31,76
|
Italy
|
500
|
2.513.761
|
-43,05
|
-49,68
|
-21,88
|
-33,43
|
Tây Ban Nha
|
436
|
3.046.906
|
20,11
|
13,59
|
53,52
|
12,51
|
Pháp
|
393
|
3.046.475
|
-16,74
|
-28,27
|
39,86
|
3,02
|
Bỉ
|
381
|
2.750.944
|
-40,09
|
-46,81
|
17,59
|
-11,35
|
New Zealand
|
312
|
2.166.422
|
38,05
|
34,24
|
11,03
|
-14,38
|
Nhật Bản
|
262
|
1.925.235
|
-33,84
|
-34,05
|
0,77
|
-24,27
|
Philippines
|
225
|
1.126.195
|
36,36
|
11,96
|
43,31
|
-17,08
|
Hong Kong (TQ)
|
148
|
1.478.818
|
-33,33
|
-27,78
|
55,79
|
39
|
Hy Lạp
|
141
|
1.044.579
|
27,03
|
29,35
|
781,25
|
561,75
|
Đài Loan
|
139
|
1.057.691
|
-9,74
|
-14,19
|
-30,85
|
-47,75
|
Ukraine
|
122
|
891.307
|
15,09
|
15,63
|
221,05
|
251,77
|
UAE
|
110
|
517.253
|
-57,2
|
-68,06
|
-56,52
|
-72,71
|
Ấn Độ
|
99
|
713.225
|
-52,86
|
-30,49
|
-83,5
|
-85,55
|
Nam Phi
|
96
|
645.106
|
104,26
|
145,25
|
17,07
|
-12,93
|
Na Uy
|
71
|
537.120
|
10,94
|
13,68
|
-14,46
|
-32,66
|
Singapore
|
66
|
414.868
|
10
|
1,4
|
-7,04
|
-35,2
|
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
(1) Ghi chú: Chương trình Ủy quyền Nâng cao (Advance Authorisation Scheme) là một chính sách của Chính phủ Ấn Độ cho phép miễn thuế nhập khẩu các nguyên phụ liệu đầu vào cấu thành ra sản phẩm sản xuất xuất khẩu. Ngoài ra, nhiên liệu, dầu, năng lượng, chất xúc tác được tiêu thụ/ sử dụng để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu, cũng có thể được cho phép.
Nguồn: VITIC tổng hợp/Vietnambiz, TCHQ, Cục XNK Bộ Công thương