Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá sữa giảm phiên thứ hai liên tiếp
28 | 08 | 2019
Trong phiên giao dịch lần thứ hai trong tháng 8/2019 (20/8) trên sàn thương mại sữa toàn cầu, chỉ số giá sữa giảm 0,2% đây là phiên giảm thứ hai liên tiếp kể từ đầu tháng 8/2019 với mức giảm tổng cộng 2,8%.

Giá sữa bình quân trong phiên hiện ở mức 3.255 USD/tấn, với mức giá này so với hồi đầu năm 2019 đã tăng 6,47% (3.057 USD/tấn).

Như vậy giá sữa bình quân trong tháng 8/2019 giảm 1,6% so với tháng 7/2019 xuống còn ở mức 3.254 USD/tấn.

Diễn biến giá sữa tính từ đầu năm 2019 đến nay

ĐVT: USD/tấn

Trong phiên giao dịch lần này giá bình quân sản phẩm sữa hầu hết đều sụt giảm, theo đó là rennet casein 8,1% xuống mức 6.348 USD/tấn, tiếp đó là sữa gầy và lactose đều giảm 3,7% xuống lần lượt 5.061 USD/tấn và 740 USD/tấn; tiếp theo là bơ 82% giảm 3,4% còn mức 4.025 USD/tấn. Tuy nhiên, sữa bột nguyên kem tăng 2,1% lên 3.100 USD/tấn và phomat Cheddar tăng 0,8% lên 3.857 USD/tấn.

Nếu so sánh với tháng 6/2019, giá phần lớn đều thấp hơn. Cụ thể sữa gầy giảm 3,5%; bơ 82% giảm 3,3%; rennet casein giảm 7,79%; phomat Cheddar tăng nhẹ 0,49%; lactose giảm 2,6%; sữa bột tách kem giảm 0,16% và sữa bột nguyên kem tăng 1,97%.

Theo CLAL Team, thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 5/2019 xuất khẩu sữa của EU đều tăng trưởng ở cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 8,4% và 8,8%, riêng tháng 5/2019 tăng 14,4% về trị giá.

Sữa bột công thức chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lục địa, Hongkong (TQ) và Saudi Arabia; phomat xuất nhiều sang Mỹ, Nhật Bản và Thụy Sỹ hai sản phẩm này đều tăng tương ứng 7% và 5%.

Sữa bột béo (FFMD) – loại sữa bột có hàm lượng chất béo tương tự như sữa bột nguyên chất, nhưng thay vì bơ là chất béo thực vật. FFMD chủ yếu dành cho người tiêu dùng ở những quốc gia có khí hậu nắng nóng như Saudi Arabia, Nigeria, Senegal, Yemen và UAE. Trong 5 tháng đầu năm 2019, EU đã xuất khẩu hơn 48 nghìn tấn FFMP, với trị giá gần 900 triệu Euro (tăng 11,3% về lượng và 10,8% về trị giá). Xuất khẩu sữa bột tách kem đạt 435 nghìn tấn, trị giá 822 triệu Euro, tăng 32,3% về lượng và 41,8% trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân tăng xuất khẩu FFMP do khả năng thích ứng nhiệt độ cao ở Châu Phi và Trung Đông so với sữa bột nguyên kem, mặt khác giá sữa bột nguyên kem bình quân ở mức cao đạt 3,59 Euro/kg (cao hơn 9,5%) trong khi giá sữa bình quân của FFMP chỉ có 1,83 Euro/kg (thấp hơn 0,5%).

Ngược lại, trong 5 tháng đầu năm 2019 EU giảm xuất khẩu sữa bột nguyên kem cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 24,1% và 16,9%

Xuất khẩu sữa và kem tăng 19,1% về lượng và 13,5% về trị giá và chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc – thị trường chiếm tới 42% tổng kim ngạch, tiếp theo là Libya, Hàn Quốc và Mauritania (một quốc gia ở Tây Phi có đường bờ biển trên Đại Tây Dương).

Đối với thị trường Italia, 4 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu của quốc gia này đều tăng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 0,4% và 13,8% nhờ sự tăng trưởng của Phomat (3,9%).

Xuất khẩu sản phẩm sữa ở hai vùng Padano, Parmaigiano Reggiano đều tăng 4,9% về lượng và 17% trị giá và chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường như Đức, Mỹ và Pháp.

Xuất khẩu phomat tươi của Italia, phomat nghiền, Pecorino và Fiore Sardo, Gorgonzola cũng tăng khá, cùng với xuất khẩu sữa và kem tăng 41,8% về lượng và 12,6% trị giá, trong đó xuất sang thị trường Libya chiếm tới 45% (tăng gấp ba lần về lượng).

Giá xuất bình quân các sản phẩm sữa Equivalent (ME) xu hướng tăng, từ 76,71 Eur/100 tháng 12/2018 lên 80,67 Eur/100 kg tháng 4/2019. Tổng lượng sữa ME xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2019 tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Nguồn: VITIC/Clal



Báo cáo phân tích thị trường