Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá sữa tăng 13,5% từ đầu năm 2018 đến nay
07 | 02 | 2018
Giá các sản phẩm sữa tại GlobalDairyTrade tăng nhanh nhất trong 15 tháng qua, sau khi nhà sản xuất lớn Fonterra tiếp tục cắt giảm lượng cung thông qua đấu giá, do thời tiết bất ổn tại New Zealand, nước xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới. Hôm thứ 3 vừa qua, chỉ số GlobalDairyTrade tăng 5,9% – mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2016, và đưa mức tăng giá từ đầu năm 2018 lên 13,5%.

Nguyên nhân tăng giá là do Fonterra – nhà cái của sự kiện đấu giá này và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng sữa của New Zealand – đã giảm lượng cung sữa đấu giá tại GlobalDairyTrade (GDT) do “tác động của thời tiết khô lên hoạt động sản xuất”.

Fonterra giảm 2.750 tấn sữa bột gầy chào bán tại GDT và 1.000 tấn bơ, mặc dù tăng 3.450 tấn sữa béo khan do “nhu cầu thị trường cao”. Trước tình hình nguồn cung này, giá sữa béo khan chỉ tăng 0,5%, so với mức tăng 7,2% của giá sữa bột gầy và 7,6% của giá bơ – đưa mức tăng giá bơ từ đầu năm 2018 đến nay là 17,9%.

Fonterra nhấn mạnh trước đợt đấu giá này là “sẽ tiếp tục theo dõi sát sao tác động của tình hình thời tiết lên hoạt động thu hoạch sữa”. Thực tế, theo thông tin từ ông Tobin Gorey từ  Commonwealth Bank, mưa lớn tại một số khu vực của New Zealand, giúp “độ ẩm tăng mạnh tại một số vùng bị khô hạn tại miền Nam”, mặc dù “sản lượng sữa giảm do các cơn bão”.

Các thị trường tương lai tại New Zealand hầu như không phản ứng trước các tac động của bão, khi giá sữa bột nguyên kem giao tháng 3 chốt phiên giao dịch ngày thứ 2 ở mức giá 3.230 USD/tấn, nhưng đã tăng tổng cộng 6,6% kể từ phiên đấu giá GDT trước.

Ông Gorey cho biết sản lượng sữa của Úc cũng bị tác động bởi thời tiết khô nhưg nhấn mạnh “các mô hình thời tiêt vẫn không dự đoán bất cứ đợt mưa nào lớn tại bang miền tây sản xuất sữa chủ lực Victoria”.

Tại EU, nơi có giá sữa đang trên đà giảm, những lời kêu gọi hạn chế nguồn cung từ các HTX như FrieslandCampina của Hà Lan, NFU của Anh và Ủy viên châu Âu Phil Hogan đang làm dấy lên hy vọng kìm hãm tăng trưởng sản lượng. Vừa qua, động thái đáng chú ý của EU là tạm ngừng cơ chế can thiệp thu mua sữa bột gầy, vốn là nguyên nhân tạo nên kho dự trữ gần 400.000 tấn để tránh giảm giá và gây áp lực lên tiêu chuẩn sống của nông dân.

Theo Agrimoney (gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường