Cũng trong tháng này, xuất khẩu cà phê của Costa Rica đã giảm 57,8% so với cùng tháng năm trước, trong khi xuất khẩu cà phê của Honduras đã giảm 12,2%.
Commerzbank cho biết nguồn cung arabica từ các nước xuất khẩu lớn vẫn yếu trong tháng 10 sau khi xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 3% trong tháng 9. Các nhà sản xuất được báo cáo là đang giữ hàng tồn kho trong bối cảnh giá thấp.
Tính đến ngày 3/10, xuất khẩu cà phê từ Ấn Độ, gồm cả tái xuất khẩu, ở mức 290.000 tấn, cao hơn một chút so với năm ngoái là 289.000 tấn.
Sự gia tăng cận biên là do tái xuất khẩu cao hơn, ở mức 70.201 tấn so với 68.637 tấn trong năm ngoái.
Xuất khẩu cà phê Ethiopia sang thị trường Trung Quốc vẫn rất thấp so với xuất khẩu sang các quốc gia và khu vực khác, theo Xinhuanet.
Do đó, ngoài các thị trường truyền thống, chủ yếu là châu Âu, Mỹ và một số nước Trung Đông, hiện tại, Ethiopia đang tập trung vào thị trường Trung Quốc để xuất khẩu cà phê hữu cơ.
Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 4.000 tấn cà phê của Ethiopia vào năm ngoái trong khi nhập khẩu cà phê từ Ethiopia của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cho thấy mức tăng trưởng hàng năm là khoảng 16%, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Ethiopia.
Do các nhà xuất khẩu của Ethiopia trước đây chỉ tập trung vào thị trường truyền thống, Giám đốc Phát triển và Xúc tiến Thị trường của Cơ quan Cà phê và Trà Ethiopia, ông Tatek Girma nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo ra cơ hội tiêu thụ cà phê ngày càng tăng tại Trung Quốc.
Cơ quan Cà phê và Trà (ECTA) của Ethiopia cũng khuyến khích và cung cấp hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu để thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Ethiopia sang Trung Quốc và các thị trường nước ngoài khác.
Hiệp hội cũng đã khuyến khích các nhà xuất khẩu của Ethiopia khai thác tiềm năng của thị trường Trung Quốc. Tổng Giám đốc Hiệp hội cũng bày tỏ hi vọng rằng Trung Quốc sẽ là nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất của Ethiopia trong vòng chưa đầy 10 năm nữa.
Vượt qua Ethiopia (nước chủ yếu trồng cà phê robusta) là Uganda - nước xuất khẩu cà phê lớn nhất châu Phi.
Xuất khẩu cà phê của Uganda niên vụ 2019/20 dự kiến cao hơn khoảng 16% so với giai đoạn trước, nhờ thời tiết thuận lợi và diện tích trồng mở rộng.
James Kizito Mayanja, quản lí mảng thông tin thị trường tại Cơ quan Phát triển Cà phê Nhà nước (UCDA) cho biết khối lượng cà phê xuất khẩu của Uganda trong niên vụ 2019/20 có thể đạt 5,1 triệu bao (loại 60 kg), tăng từ 4,4 triệu bao trong vụ mùa trước.