Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Việt Nam và Brazil vẫn củng cố vị thế hàng đầu trên thị trường thế giới
09 | 10 | 2019
Tại bang Sao Paulo (Brazil), một cỗ máy thu hoạch khổng lồ đang băng qua vườn cà phê ông Julio Rinco, che lấp toàn bộ thân cây và lắc mạnh để hạt cà phê rơi xuống băng tải của cỗ máy. Máy thu hoạch cà phê tự động này là một trong những sáng kiến giúp giảm chi phí sản xuất của ông Rinco xuống mức mà ít người chủ đồn điền nào đang sử dụng các phương pháp thu hoạch thâm dụng lao động truyền thống có thể sánh được.

Nhờ sử dụng ngày càng nhiều cơ giới hóa và công nghệ mới khác, hai nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, Việt Nam và Brazil, đang ghi nhận mức tăng trưởng năng suất vượt xa các đối thủ như Columbia, Trung Mỹ và châu Phi.

Việt Nam và Brazil đang trên đà thống trị ngành cà phê thế giới

Theo giới phân tích, việc giá cà phê thế giới sụt giảm trong những tháng gần đây, xuống mức thấp nhất trong 13 năm, đã bắt đầu gây ra một sự rung chuyển lớn trên thị trường. Ở đó, chỉ những nhà sản xuất cà phê hiệu quả nhất mới có thể phát triển mạnh.

Theo Reuters, các nhà sản xuất cà phê đối thủ khác trên thế giới ngày càng có khả năng bị cho ra rìa và không thể kiếm thu nhập từ loại cây trồng này. Một số người đã chuyển sang các loại cây trồng thay thế, trong khi số khác từ bỏ hoàn toàn trang trại của họ.

Những thay đổi như vậy gần như không thể đảo ngược đối với các loại cây trồng lâu năm như cà phê, vì quyết định từ bỏ hoặc chặt cây khiến giảm sản lượng trong vài năm.

"Năng suất của Việt Nam và Brazil đang tăng ổn định, trong khi các nước khác thì không", ông Jeffrey Sachs, Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững (thuộc Đại học Comlumbia), cho hay.

Khi đưa ra nhận định nói trên, ông Jeffrey còn đề cập đến những tiến bộ trong cơ giới hóa, kĩ thuật nhân giống cây trồng chọn lọc và công nghệ tưới tiêu tại Việt Nam và Brazil.

Ở Columbia và Trung Mỹ, cà phê thường được trồng trên các sườn đồi nên quá trình cơ giới hóa khó khăn hơn và việc thu hoạch bằng tay khiến chi phí sản xuất tương đối cao.  Trong khi đó, nông dân nhỏ lẻ tại châu Phi không thể kiếm đủ vốn cần thiết để áp dụng các kĩ thuật mới.

Ông Rinco đã mua máy thu hoạch cà phê với giá khoảng 600.000 real (tương đương 155.600 USD) và đang trả cho công ty vật tư nông nghiệp bằng 400 túi cà phê mỗi năm trong 4 năm liền. Loại trao đổi này thường khá phổ biến trong ngành nông nghiệp Brazil.

Một cỗ máy như trên thay thế hàng chục lao động. Ngay cả với hóa đơn tài chính và nhiên liệu, nông dân và nhà sản xuất may móc cho biết họ có thể giảm 40 - 60% chi phí thu hoạch.

"Ngoài chi phí thấp hơn, cơ giới hóa còn khiến cuộc sống bớt phức tạp hơn", ông Rinco nói, cảm thấy nhẹ nhõm vì không còn phải thuê người hái cà phê mỗi năm tại trang trại của mình.

"Mọi người không còn muốn hái cà phê nữa, họ lên thị trấn để tìm việc khác".

Việt Nam và Brazil hiện sản xuất hơn một nửa sản lượng cà phê thế giới, tăng từ chưa đầy một phần ba cách đây 20 năm trước. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tỉ lệ này sẽ còn tăng lên.

Chỉ riêng nhà sản xuất cà phê hàng đầu, Brazil, đã chiếm hơn một phần ba nguồn cung toàn cầu. tính hiệu quả thể hiện rõ ràng, trong báo cáo sản lượng vụ mùa năm ngoái đạt kỷ lục 62 triệu bao, và sẽ tiếp tục có một kỷ lục mới trong năm 2020, năm tiếp theo trong chu kỳ sản xuất 2 năm 1 lần mặc dù diện tích trồng cà phê đã giảm trong 6 năm trở lại đây.

Việt Nam cũng thường xuyên lập kỉ lục sản lượng trong khi ở Columbia, vụ mùa lớn nhất từng thu hoạch là vào đầu những năm 1990 và ở Guatemala là gần hai thập kỉ trước, theo dữ liệu của USDA.

Những quốc gia như Guatemala và Honduras, nông dân ngày càng bỏ bê trang tại và tìm cách nhập cảnh sang Mỹ.

Sản lượng trung bình ở Brazil đã tăng mạnh trong thập kỉ qua, với số liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho thấy sản lượng đã tăng hơn 40% lên khoảng 1,5 tấn/ha. Vốn đã ghi nhận sản lượng "khủng" từ trước, Việt Nam cũng chứng kiến sản lượng cà phê tăng thêm 18% lên khoảng 2,5 tấn/ha.

Colombia cũng có tăng trưởng, khoảng 12% song vẫn chỉ đạt dưới 1 tấn/ha trong khi trung mỹ giảm 3% chỉ đạt 0,6 tấn/ha.

Doanh nhân Alexandre Gobbi cùng hai đối tác mua một khu vực rộng tại Sao Sebastião do Paraíso, bang Minas Gerais cách đây 4 năm đề trồng cà phê với công nghệ cao.

Cho đến nay, vườn cà phê của ông Gobbi được trang bị hệ thống tưới ngầm thông minh nhân tạo, được coi là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.

“Hệ thống tự động làm mọi thứ, đọc độ ẩm, thông báo cho tôi biết khi nào cần thêm nước, phân bón với số lượng bao nhiêu” ông cho biết khi chỉ vào bảng điều khiển trong phòng điều hành.

Với hệ thống tưới tiêu hiện đại này và các thiết bị khác, ông Gobbi đã tăng gấp đôi sản lượng cà phê thu hoạch được khoảng 6  bao/ha và thu được lợi nhuận ngay cả khi giá cà phê trên thị trường không cao.

Số lượng hợp đồng cà phê arabica giao sau trên sàn ICE (Mỹ), vốn được xem là mức chuẩn để xác định giá cà phê trên toàn cầu, đã giảm trong tháng 5 xuống 87,6 cent/pound, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2005.

Mặc dù gia cà phê đã phục hồi đôi chút song vẫn ở mức thấp, ít nhà sản xuất ngoài Brazil và Việt Nam có thể có lãi.

Các giống cà phê tại Việt Nam.

Hạt cà phê Arabica chiếm gần hai phần ba lượng cà phê thế giới. Trong khi hạt cà phê robusta chiếm phần còn lại của nguồn cung toàn cầu, mà lượng lớn trong số này đến từ Việt Nam.

Một nhà kho thuộc sở hữu của hãng xuất khẩu cà phê Simexco Dak Lak tại thị trấn Dĩ An, Bình Dương có thể cho thấy qui mô của ngành cà phê Việt Nam.

Cà phê được xếp thành từng đống gọn gàng cao vài mét, đang chờ xuất sang thị trường châu Âu. Nhà kho này có đủ sức chứa khoảng 20.000 tấn cà phê trong mùa thu hoạch.

"Vào mùa thu hoạch cao điểm, có đủ không gian để đi lại giữa nhà kho là một điều xa xỉ", ông Thái Anh Tuấn, một trong ba quản lí nhà kho cho Simexco, cho hay. Công ty  xuất khẩu hơn 80.000 tấn cà phê robusta mỗi năm.

"Từng không gian nhỏ đều sẽ được sử dụng để chứa hạt cà phê", ông Tuấn nói. "Chúng tôi phải thuê thêm nhà kho gần đây để trữ sản phẩm".

Nhà quản lí này cũng ghi nhận hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng ổn định trong 4 năm qua là nhờ vào các kĩ thuật canh tác mới, gồm trồng xen canh với các loại cây trồng khác, và công nghệ tưới tiêu tốt hơn.

Cà phê vẫn là cây trồng mang lại thu nhập chính cho Đắk Lắk, tỉnh sản xuất cà phê lớn nhất Việt Nam, mặc dù sầu riêng, mít, xoài và bơ đã được trồng xen canh với cây cà phê để tăng tối đa thu nhập trong những năm gần đây.

Anh Ksor Tung, một nông dân trồng cà phê với trang trại rộng 10 ha, cho biết trồng xen cà phê với cây sầu riêng giúp bảo vệ cây trồng khỏi ánh nắng và sâu bệnh tốt hơn.

Theo anh Ksor Tung, hạt tiêu là loại cây được trồng đan xen phổ biến nhất với cà phê nhưng trong 3 năm qua, người nông dân bắt đầu chuyển sang các loại cây ăn quả. Nông dân xen canh đạt được soanh thu gấp 3 trên cùng một đơn vị diện tích.

Khủng hoảng tại Colombia

Nông dân ở Colombia phải đối mặt với một tương lai khác xa.

Bị vùi dập bởi giá thấp và chi phí cao, một số người đang dự tính chuyển sang trồng các loại cây trồng khác hoặc bán tống, mặc dù có hàng chục triệu đô la viện trợ của chính phủ.

Jose Eliecer Sierra, 53 tuổi, đã trồng cà phê trong ba thập kỷ nhưng giá thấp đã buộc ông phải xem xét các lựa chọn thay thế - một trong số đó là bơ Hass và gia súc.

Bơ là một sự lựa chọn đang có nhu cầu cao ở nước ngoài, ông nói, khi đứng giữa vườn  gồm 41.000 cây cà phê của mình trên một sườn núi phủ sương mù gần Pueblorrico, tỉnh Antioquia.

Một lựa chọn rất hấp dẫn khác mà mọi người đang nghĩ đến là gia súc – nhiều người bỏ cà phê chuyển sang trồng cỏ cho bò, theo ông Sierra.

Đây không phải là lần đầu tiên người trồng cà phê Colombia tìm đến các loại cây trồng khác để có cuộc sống tốt hơn. Nhiều người ở miền nam - đôi khi chịu áp lực từ các nhóm vũ trang - đã từ bỏ nó để lấy coca sinh lợi hơn, thành phần thô trong cocaine, mặc dù giá cà phê đã hồi phục.

Đối với một số người trồng, thậm chí chuyển đổi cây trồng có thể không cứu họ.

Uriel Posada, người đã làm việc hơn 30 năm với tư cách là một họa sĩ gia đình ở Hoa Kỳ, mơ ước được trở về Colombia để trồng cà phê. Bây giờ đất của ông đã được rao bán.

Tôi đã phải gánh chịu khoản nợ lớn, tôi, người đàn ông 52 tuổi nói, nhìn lên ngọn đồi dốc nơi trồng 30.000 cây cà phê của mình.

Brazil có một lợi thế rất lớn so với chúng tôi - vùng đất bằng phẳng và họ có máy móc, ông Posada Posada nói. Ở đây tôi phải trả tiền cho một con người để đi từng cây, từng nhánh và hái những quả mọng đỏ.

Bơ và gia súc là những lựa chọn thay thế tốt, Posada nói, nhưng đòi hỏi phải có tiền khởi nghiệp và thời gian chuyển tiếp mà nhiều người trồng địa phương không có.

 



Theo cafefin.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường