Gián đoạn toàn chuỗi cung ứng
Trong khi tác động của đại dịch hiện nay lên nhu cầu sữa chỉ diễn ra trong ngắn hạn, thời gian bất ổn thực sự và các tác động tâm lý dai dẳng có thể dẫn tới những thiệt hại đáng kể trong tiêu dùng, sau đó sẽ tác động ngược trở lại chế biến, sản xuất và nhập khẩu.
Đợt gián đoạn 30 ngày có thể tác động ra sao tới tiêu dùng sữa
Đóng cửa các cửa hàng bán lẻ, giảm lưu lượng mua sắm tại các nhà bán lẻ thực phẩm (được bù đắp một phần nhờ bán lẻ trực tuyến) có tác động lớn tới doanh số bán lẻ trong dịp nghỉ tết Nguyên đán. Hệ quả là tồn kho bán lẻ – vốn thường cao kỷ lục trước dịp tết Nguyên đán – tiếp tục tồn đọng. Năng lực giao hàng của các nhà bán lẻ trực tuyến khôi phục sau kỳ nghỉ lễ nhưng vấn đề di chuyển vẫn khó khăn tại nhiều nơi.
Dựa trên các cuộc phỏng vấn về kết quả kinh doanh bán lẻ tại Trung Quốc, Rabobank ước tính tác động trong vòng 30 ngày có thể làm giảm tiêu dùng sữa nước từ 2 – 4% so với cùng kỳ năm 2019 tính trong cả năm 2020, giả định rằng một phần doanh số bán lẻ truyền thống được bù đắp bằng bán lẻ trực tuyến.
Trong tết Nguyên đán, các sản phẩm sữa nước cao cấp, thường được mùa làm quà tặng, bị tác động nghiêm trọng, mặc dù có khả năng được bù đắp bằng doanh số tăng từ các sản phẩm cơ bản để tiêu dùng tại nhà. Nếu tình trạng này kéo dài, thị trường có thể diễn ra quá trình đảo ngược – thấp cấp hóa – ít nhất là trong quý 1/2020, tác động tiêu cực tới doanh thu bán lẻ.
Do ngành kinh doanh ăn uống là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất, tiêu dùng qua kênh này có thể chịu mức suy giảm mạnh nhất.
Tiêu dùng phô mai tại Trung Quốc phụ thuộc nặng nề vào các kênh dịch vụ ăn uống. Rabobank ước tính tác động gián đoạn 30 ngày có thể làm giảm nhập khẩu phô mai cả năm 2020 của Trung Quốc giảm ít nhất 5% so với năm 2019, tương đương hơn 6.000 tấn. Tiêu dùng phô mai ước tính dựa trên mức nhập khẩu gần 115.000 tấn năm 2019.
Các nhà phân phối trải qua giai đoạn thoát hàng tồn kho chậm hơn qua các kênh bán lẻ. Hệ quả là họ trì hoãn bổ sung hàng từ các nhà chế biến. Hoạt động nhập kho bổ sung cũng bị tác động bởi tình trạng kiểm soát di chuyển đường bộ và thiếu lao động sau kì nghỉ tết Nguyên đán. Nếu tình trạng trì hoãn nhập kho kéo dài, tồn kho bán lẻ sẽ bắt đầu suy giảm trong suốt thời gian còn lại của quý 1.
Sản xuất và chế biến phần lớn bị gián đoạn do kiểm soát đường bộ và tiêu dùng giảm
Thắt chặt kiểm soát giao thông đường bộ đang được triển khai nhằm kìm hãm lây lan dịch bệnh. Tình trạng này làm gián đoạt hoạt động logistics nội địa và thậm chí trong phạm vi nội tỉnh, tác động lên vận chuyển sữa nguyên liệu tại nhiều khu vực. Các trại sản xuất quy mô vừa và nhỏ có vẻ chịu tác động mạnh hơn các trại sản xuất lớn, dẫn tới tình trạng sữa bị đổ đi. Chính phủ trung ương đã ban hành các thông tư vào cuối tháng 1/2020 và đầu tháng 2/2020, tuyên bố tầm quan trọng của ổn định nguồn cung thực phẩm, về sản xuất, phân phối và logistics nhưng sẽ mất thời gian để tình hình trở lại bình thường. Tình trạng hiện nay có thể gây áp lực mạnh hơn bình thường lên giá sữa, vốn thường giảm sau kì nghỉ tết Nguyên đán. Rabobank cho rằng các hợp đồng cung cấp sữa giữa các nhà chế biến sữa và các trại sản xuất lớn sẽ được tuân thủ, nên một lượng sữa vẫn cung ứng ổn định ra thị trường. Tuy nhiên, giá sữa nguyên liệu giao ngoài hợp đồng có xu hướng giảm mạnh hơn so với giá sữa theo hợp đồng. Tại một số khu vực, các trại sản xuất đang gặp tình trạng thắt chặt nguồn cung thức ăn do kì nghỉ tết Nguyên đán kéo dài bất thường và một phần do kiểm soát giao thông đường bộ. Tình trạng kéo dài dai dẳng sẽ tác động lên sản xuất sữa.
Các báo cáo tin tức và kiểm tra chéo với các thông tin nội ngành cho thấy hoạt động sấy khô sữa nguyên liệu đã bắt đầu xuất hiện tại một số vùng của Trung Quốc và công suất hoạt động sấy đang ở mức tương đối cao do nhu cầu bán lẻ giảm và phân phối bị gián đoạn.
Nhập khẩu sữa của Trung Quốc năm 2020 sẽ diễn biến ra sao?
Trong năm 2019, nhập khẩu sữa nguyên kem WMP của Trung Quốc đạt gần 670.000 tấn, tăng 30% so với năm 2018, chỉ thấp hơn năm 2014 và nhập khẩu sữa bột gầy đạt mức cao kỷ lục 340.000 tấn, tăng 23% trong cùng kỳ so sánh. Rabobank dự báo nhập khẩu sữa nửa đầu năm 2020 của Trung Quốc giảm 3% so với cùng kỳ năm 2019 và chỉ tăng 1% trong cả năm 2020. Tuy nhiên, diễn biến virus corona dễ dàng làm thay đổi dự báo này. Ít nhất, trong ngắn hạn, tình trạng hiện any sẽ làm giảm nhu cầu của Trung Quốc đối với các nguyên liệu sữa sau khi đã nhập khẩu mạnh trong tháng 12/2019 và tháng 1/2020, tồn kho giảm chậm, tỷ lệ sữa đi vào sấy khô tăng lên và cùng với tồn kho cuối kì năm 2019.
Trong phân tích kịch bản nhạy cảm, nhu cầu sữa cả năm của Trung Quốc sẽ giảm 1% trong năm 2020, dẫn tới nhập khẩu giảm 11% so với năm 2019; và mức nhu cầu giảm 5% sẽ dẫn tới suy giảm nhập khẩu lên tới 25% trong năm 2020.
Xét tới tác động lớn tới ngành dịch vụ ăn uống hiện nay, hiệu ức lan tỏa có thể khiến các nhà xuất khẩu phụ thuộc vào kênh phân phối này chuyển từ sản xuất phô mai, bơ và kem sang sữa bột nguyên kem và sữa bột gần, dẫn tới nguồn cung sữa bột tăng lên, đặc biệt là nếu Trung Quốc vẫn giảm mức độ nhập kho.
Theo Rabobank