Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thái Lan – Thị trường tiềm năng đối với các mặt hàng rau quả của Việt Nam
27 | 03 | 2020
Trước nay, Việt Nam vẫn nhập nhiều mặt hàng từ Thái Lan, trong đó nổi bật là nhóm hàng nông sản. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất trong khối ASEAN và hứa hẹn còn nhiều tiềm năng đối với các mặt hàng nông sản, đặc biệt là trái cây, rau quả tươi.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Thái Lan trong tháng 2 tăng trưởng khá 44,82% đạt 477,94 triệu USD nhưng tính chung cả hai tháng đầu năm, tổng kim ngạch lại sụt giảm 9,1% đạt 827,75 triệu USD.

Thái Lan là thị trường tiềm năng đối với các mặt hàng rau quả của Việt Nam, vì vậy trong hai tháng đầu năm nước ta đã đẩy mạnh nhóm hàng này tới 365,83% đạt 35,23 triệu USD. Ngoài ra, một số nhóm hàng khác cũng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng rất mạnh như: Hóa chất tăng 571,64% đạt 16,47 triệu USD; Quặng và khoáng sản khác tăng 503,16% đạt 472,512 USD; Dầu thô tăng 148.49% đạt 68,87 triệu USD.

Tuy nhiên, Thái Lan lại giảm nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện xuống một nửa, khiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt 109,7 triệu USD. Đây là nhóm duy nhất có kim ngạch trăm triệu USD, chiếm thị phần lớn nhất 13,25%.

Bà Trần Thị Thanh Mỹ, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan. Cho đến nay, Việt Nam chỉ mới được chính thức cấp phép cho 4 loại trái cây là thanh long ruột đỏ và ruột trắng, xoài, nhãn và vải nhập khẩu vào Thái Lan nên vẫn còn dư địa rất lớn để tăng xuất khẩu vào thị trường này. Thái Lan còn được xem là trung tâm chế biến của khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy, nước này có nhu cầu về sự đa dạng hóa nguồn nguyên liệu cho chế biến, trong đó có nguồn từ nhập khẩu mà Việt Nam có thể tận dụng.

Theo một số nhà nhập khẩu nông sản của Thái Lan, ngoài trái cây tươi, Thái Lan có nhu cầu nhập khẩu rất lớn về rau củ, đặc biệt là những mặt hàng họ không sản xuất được hoặc sản xuất rất ít như: cà rốt, khoai tây và nhiều loại rau thơm...

Theo Báo Đồng Nai, Việt Nam còn có lợi thế xuất khẩu vào Thái Lan mà ít thị trường nào khác trên thế giới có được là cộng đồng Việt kiều rất đông đảo đang sinh sống tại nước này. Trong số họ, nhiều người sở hữu các siêu thị, cửa hàng phân phối và cung cấp hàng hóa, đây là điều kiện thuận lợi để tiếp thị hình ảnh nông sản Việt với người Thái.

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Thái Lan 2 tháng/2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 13/03/2020 của TCHQ)

ĐVT: USD

Mặt hàng

T2/2020

So với T1/2020 (%)

2T/2020

So với 2T/2019 (%)

Tỷ trọng (%)

Tổng kim ngạch XK

477,948,516

44.82

827,754,591

-9.1

100

Điện thoại các loại và linh kiện

71,961,999

90.69

109,698,941

-50.22

13.25

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

38,530,380

-5.35

79,238,488

20.12

9.57

Phương tiện vận tải và phụ tùng

38,986,123

21.44

71,082,911

14.54

8.59

Dầu thô

49,069,020

 

 

68,874,089

148.49

8.32

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

35,822,428

11.39

67,999,650

7.17

8.21

Sắt thép các loại

31,971,090

33.21

55,966,405

17.39

6.76

Hàng thủy sản

20,487,909

6.73

39,645,188

-10.43

4.79

Hàng rau quả

21,136,642

49.99

35,232,267

365.83

4.26

Hàng dệt, may

18,820,578

21.33

34,318,803

13.08

4.15

Xơ, sợi dệt các loại

11,649,056

20.19

21,340,930

1.26

2.58

Sản phẩm từ sắt thép

10,169,294

19.32

18,692,220

-8.66

2.26

Hóa chất

15,965,705

3069.07

16,469,503

571.64

1.99

Giày dép các loại

7,070,566

18.39

13,042,688

11.55

1.58

Sản phẩm hóa chất

6,495,248

7.09

12,560,769

9.56

1.52

Hạt điều

5,923,372

-2.81

12,017,724

26.32

1.45

Kim loại thường khác và sản phẩm

6,267,667

9.78

11,977,099

50.48

1.45

Sản phẩm từ chất dẻo

6,368,791

19.57

11,689,073

7.36

1.41

Giấy và các sản phẩm từ giấy

5,255,427

20.13

9,618,403

11.64

1.16

Chất dẻo nguyên liệu

5,841,477

79.73

9,091,687

-7.44

1.1

Dây điện và dây cáp điện

4,154,283

-12.34

8,891,486

-2.21

1.07

Vải mành, vải kỹ thuật khác

4,317,627

13.19

8,132,283

52.49

0.98

Gỗ và sản phẩm gỗ

3,288,477

-13.29

7,049,636

35.76

0.85

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

3,439,458

85.39

5,296,516

-27.1

0.64

Sản phẩm gốm, sứ

2,303,984

0.47

4,597,092

-4.18

0.56

Hạt tiêu

1,785,756

24.51

3,219,991

3.66

0.39

Sản phẩm từ cao su

1,431,576

-14.26

3,101,203

49.36

0.37

Than các loại

1,126,400

-22.25

2,575,220

-97.84

0.31

Cà phê

1,632,685

84.31

2,518,522

-7.75

0.3

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

1,526,060

74.93

2,399,654

3.9

0.29

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

1,386,933

46.77

2,331,911

-43.64

0.28

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

1,039,075

-14.23

2,250,476

27.09

0.27

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

765,502

129.3

1,099,340

30.35

0.13

Quặng và khoáng sản khác

354

-99.7

472,512

503.16

0.06

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

280,469

166.37

385,762

83.32

0.05

Phân bón các loại

264,282

185.71

356,782

-62.82

0.04

Hàng hóa khác

41,059,177

22.92

74,519,369

28.37

9

Nguồn: VITIC



Báo cáo phân tích thị trường