Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường gợi ý chiến lược phát triển nông nghiệp vùng 'chảo lửa'
27 | 05 | 2020
Trong chuyến công tác mới đây, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã gợi ý cho chiến lược phát triển nông nghiệp vùng “chảo lửa” Ninh Thuận để biến bất lợi thành thuận lợi
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định tỉnh Ninh Thuận phải phát triển một nền nông nghiệp đặc hữu. Ảnh: Kim Sơ.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định tỉnh Ninh Thuận phải phát triển một nền nông nghiệp đặc hữu. Ảnh: Kim Sơ

Phải xác định chiến phát triển nông nghiệp trung và dài hạn

Tại buổi làm việc với tỉnh Ninh Thuận về công tác ứng phó hạn hán, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã gợi ý cho tỉnh này về chiến lược phát triển nông nghiệp trung và dài hạn.

Theo đó, Bộ trưởng nhận định, tỉnh Ninh Thuận phải phát triển một nền nông nghiệp đặc hữu. Bởi tỉnh có ẩm độ không khí thường xuyên 40%, số giờ nắng cao nhất toàn quốc, ánh sáng trực xạ cao nhất, nóng nhiều nhất và gió thổi cũng mạnh nhất toàn quốc, mà lại cứ sản xuất 25.000 ha lúa. Để rồi tỉnh phải giãn 15.000 ha từ vụ này, vụ khác và đấy không phải là nền nông nghiệp đặc hữu.

Từ dẫn chứng trên lý thuyết, Bộ trưởng ví dụ thực tiễn từ bài học điển hình của tỉnh Sơn La. Một tỉnh trước đây chủ yếu trồng ngô.

Cụ thể, Việt Nam có 5 triệu tấn/năm, riêng tỉnh Sơn La đã chiếm đến 1,2 triệu tấn ngô. Nhưng 5 năm trở lại đây tỉnh này đã định hướng chuyển đổi và bây giờ trở thành “thủ phủ” cây ăn quả toàn quốc, với khoảng 82.000 ha.

Toàn tỉnh có 425 HTX chuyên sản xuất cây quả và rau. Mà các HTX này đã xuất khẩu xoài đi Úc, đi Mỹ và xuất khẩu nhãn, vải đi các nước. Chưa dừng lại, họ đang tiếp tục chuẩn bị trồng hệ thống rau để làm kim chi phục vụ xuất khẩu.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tham trang trại nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến, ở thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Ảnh: Kim Sơ.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tham trang trại nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến, ở thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Ảnh: Kim Sơ.

Do đó, Bộ trưởng mong muốn tỉnh Ninh Thuận phải hướng một nền nông nghiệp đặc hữu và chỉ ra những cây đặc thù của tỉnh như cây táo cho quả ăn ngon, giòn như thế mà cứ loay hoay mãi 1.500 ha.

Rồi cây nho phát triển tốt như thế mà vẫn chưa có nhà máy rượu. Hay, cây nhà đam, cây đinh lăng, cây nghệ cũng phát triển tốt, có giá trị mà hiện vẫn chỉ trồng thử nghiệm hay trồng trên diện tích nhỏ.

“Chúng ta cứ thay thế, phủ định được cây lúa chỗ nào là hiệu quả chỗ đó. Do đó, tỉnh cần xác định trung hạn dài hạn để phát triển chiến lược và xác định lại tầm cỡ một nền nông nghiệp đặc hữu”, Bộ trưởng chia sẻ và cho biết thêm, tỉnh cũng cần xác định một nền nông nghiệp sa mạc. Vì nếu chỗ nào có nước chúng ta sản xuất sử dụng tối ưu, còn chỗ nào không có nước thì cũng bình thường.

Tuy nhiên một nền nông nghiệp phải được ứng dụng dựa trên ứng dụng công nghệ cao. Và, chúng ta chỉ cần ý thức được, vận dụng được, đưa vào quy trình sản xuất phù hợp là thành nông nghiệp công nghệ cao hết.

Bên cạnh đó, một nền nông nghiệp phải đa canh, chứ không còn thuần túy một cây nữa. Bất kỳ cây nào đặc hữu phù hợp với phổ nhưỡng nông nghiệp sa mạc, phù hợp với thị trường, chúng ta đều có thể sản xuất, tồn tại được.

Song, Bộ trưởng lưu ý địa phương, thứ nhất bất kỳ quy mô sản xuất nào cũng phải có doanh nghiệp làm hạt nhân, HTX, tạo thành một hệ sinh thái trên nền tảng đó. Cũng như bất kỳ quy mô sản xuất nào dù to hay nhỏ đều phải khép kín chuỗi thì mới bền vững. Thứ 2, phải là nền kinh tế tuần hoàn nông nghiệp. Do đó, tất cả tổ chức sản xuất từ nông nghiệp chúng ta phải có ý thức cách làm như vậy và phải gắn với OCOP…

Một điển hình "biến nguy thành cơ"

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đến thăm trang trại nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến rộng khoảng 30 ha ở thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Ông Nguyễn Văn Tiến là chủ nhân của trang trại này.

Trang trại bố trí ở trên kinh doanh năng lượng mặt trời còn dưới đất là hệ thống cây trồng, vật nuôi. Ảnh: Kim Sơ.

 

Trang trại bố trí ở trên kinh doanh năng lượng mặt trời còn dưới đất là hệ thống cây trồng, vật nuôi. Ảnh: Kim Sơ.

Ông cho biết, trang trại được khởi công vào năm 2018 trên vùng đất trước đây rất nắng hạn, không có nước tưới và điện. Tuy nhiên khi ông đầu tư năng lượng mặt trời thành công đã sản xuất điện và có được nguồn nước tưới. Từ đó, ông đã nghĩ ra mô hình làm năng lượng kết hợp với sản xuất nông nghiệp rất hiệu quả.

Cụ thể, ở trên ông bố trí kinh doanh năng lượng mặt trời, còn dưới đất kinh doanh cả hệ thống cây trồng từ măng tây, đậu phộng và một loạt các cây trồng khác kết hợp với chăn nuôi gia súc gồm bò, gà.

Đây là một dạng mô hình kinh tế tuần hoàn không có thứ gì bỏ đi, triệt để khai thác để tạo ra chuỗi giá trị. Như từ chăn nuôi được lấy phân dùng bón cho cây trồng.

Rồi từ trồng trọt sử dụng các phụ phẩm hay sản phẩm không tốt cho gia súc, gia cầm dùng. Các sản phẩm nông nghiệp được thu hoạch, chế biến đưa vào siêu thị…

Qua tham quan mô hình, Bộ trưởng khẳng định một điều là trong điều kiện tác động cực đoan biến đổi khí hậu, mỗi một vùng nếu như chúng ta biết chọn lợi thế khai thác tốt thì vẫn biến nguy thành cơ hội.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, mỗi một vùng nếu như chúng ta biết chọn lợi thế khai thác tốt thì vẫn 'biến nguy nan thành cơ hội'. Ảnh: Kim Sơ.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, mỗi một vùng nếu như chúng ta biết chọn lợi thế khai thác tốt thì vẫn "biến nguy nan thành cơ hội". Ảnh: Kim Sơ.

 

“Ninh Thuận là vùng khó khăn nhất của đất nước về tài nguyên nước. Nhưng nếu chúng ta biết lựa chọn đối tượng sản xuất, biết lựa chọn công tác thủy lợi phù hợp thì chúng ta có thể biến những tiềm năng, nắng nóng cũng thành một tài nguyên quý để tổ chức ra các sản phẩm hàng hóa.

Tuy nhiên muốn làm được điều đó cần sự vào cuộc đồng bộ của cả khu vực Chính phủ, cả khu vực doanh nghiệp, cả khu vực người dân.

Trong đó, Chính phủ sẽ làm tất cả những quy hoạch lớn, những công trình thủy lợi lớn là phải tập trung đầu tư.

Để cùng với đó các doanh nghiệp đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật về tổ chức sản xuất làm các giai đoạn công đoạn mà người dân không làm được. Ví dụ từ công tác giống, chế biến, đến tổ chức thị trường thì phải là doanh nghiệp.

Còn người dân là liên kết trong vùng hình thành HTX cùng với trang trại hạt nhân này để chúng ta làm nên hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp khép kín”, Bộ trưởng chia sẻ và khẳng định, trước thách thức biến đổi khí hậu mà đồng lòng cả khu vực chính phủ, cả khu vực doanh nghiệp, cả khu vực người dân, chúng ta vẫn tổ chức tốt sản xuất cho giá trị kinh tế cao. Không chỉ mang lại thu nhập cho người dân trăm triệu mà vài trăm triệu đồng/ha ở những vùng đất khó khăn là một thực tế chúng ta vẫn có thể làm được.

Đổi thay chốn “3 không”

Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết, thôn Tuấn Tú, xã An Hải (Ninh Hải) trước đây vùng bán sa mạc, hạ tầng, nước và điện đều không có. Tuy nhiên qua sự phát triển của nhân dân vùng này, đặc biệt vào năm ngoái khi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vào đã quyết định hỗ trợ công trình nước phục vụ cho vùng này theo hướng sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm.

Từ đó, vùng này đã hình thành nhiều mô hình sản xuất tốt và hiệu quả. Ví dụ như mô hình trang trại nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến được kết hợp với những sản phẩm từ năng lượng, đến canh tác gồm giống cây trồng, vật nuôi tạo giá trị cao.

Đặc biệt, trang trại này là đầu mối để hỗ trợ cho các HTX và các hộ dân khác trên địa bàn tạo ra chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ Organic.

Và, cũng từ mô hình của trang trại này, tỉnh có đánh giá nếu chúng ta biết tổ chức sản xuất thì có thể biến nhưng vùng đất khô hạn thiếu nước thành vùng sản xuất hàng hóa có giá trị cao, phục vụ cho người tiêu dùng, cũng như nâng cao đời sống và thu nhập cho nhân dân.



Báo cáo phân tích thị trường