Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cơ hội từ EVFTA, cà phê Việt có thể dễ dàng soán ngôi số 1 thế giới?
29 | 07 | 2020
“EVFTA là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến sang EU, nhưng trở thành quán quân trong xuất khẩu cà phê thế giới là điều không hề dễ dàng” - Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nhận định.

(Petrotimes)_ Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, với kim ngạch nhập khẩu từ các nước ngoại khối khoảng 10 tỷ USD/năm. Với thuận lợi trên, nhiều ý kiến đặt câu hỏi liệu cà phê Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ EVFTA để vươn lên thành quán quân trong xuất khẩu?

Thực tế, hiện xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU chiếm trên 8,5% tổng nhập khẩu của EU và chiếm trên 42% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ mức thuế 7,5-9% ngay lập tức cho cà phê nhân (rang, rang xay) và9-11,5% trong vòng 3 năm cho một số chế phẩm từ hạt cà phê bao gồm cà phê hòa tan, tinh chất chứa cà phê.

 
co hoi tu evfta ca phe viet co the de dang soan ngoi so 1 the gioi
Để tận dụng các cơ hội, ngành cà phê Việt Nam cần chú trọng thực hiện nhiều giải pháp

Với những thuận lợi trên, nhưng theo ôngTrần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá: “Đây là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến sang EU, nhưng trở thành quán quân trong xuất khẩu cà phê thế giới là điều không hề dễ dàng".

Ông Thắng lấy dẫn chứng, năm 2019, Brazil xuất khẩu khoảng 1,1 triệu tấn cà phê sang EU, trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu sang EU khoảng 677.000 tấn. Cơ cấu cà phê xuất khẩu của Brazil có tỷ lệ Arabica nhiều hơn, nên cho giá trị cao hơn” - ông Trần Công Thắng cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, với riêng cà phê Robustathì Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu trong nhiều năm qua. Xuất khẩu cà phê Robusta vẫn có tiềm năng và lợi thế rất lớn tại thị trường EU, đặc biệt là các sản phẩm chế biến.

Để tận dụng các cơ hội, ngành cà phê Việt Nam cần chú trọng các giải pháp như: Nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch bằng cách thúc đẩy thực hành sản xuất tốt trong các khâu trồng, chăm sóc, thu hái, sấy, chế biến và bảo quản theo chuỗi, thúc đẩy truy xuất nguồn gốc xuất xứ; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác công tư, chủ động tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các công ty nhà nước, khuyến khích các nhà đầu tư lớn trong nước đầu tư vào chế biến…

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ được thực thi từ ngày 1/8 tới đây. Với ngành nông nghiệp, EU cam kết xóa bỏ trên 99% số dòng thuế sau 7 năm, đồng thời cung cấp hạn ngạch cho Việt Nam. Theo đó, nông sản xuất khẩu của Việt Nam được nâng cao sức cạnh tranh so với nông sản của Ấn Độ và Thái Lan (không có FTA với EU).

EU là 1 trong 2 thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch trên 4 tỷ USD năm 2019, chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này. Khi EVFTA được thực thi, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang EU dự báo sẽ tăng trưởng.

Tuy nhiên,EU là thị trường tiêu dùng có tiêu chuẩn cao. Do vậy, sẽ có những thách thức không nhỏ mà ngành nông nghiệp phải vượt qua khi EVFTA được thực thi. Để được hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ EVFTA, nông sản Việt phải có xuất xứ thuần túy hoặc phải đáp ứng được các yêu cầu hàm lượng giá trị nội địa không dưới 40% mới, phải có một số công đoạn sản xuất tại các nước thành viên...



Báo cáo phân tích thị trường