Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu cà phê tháng 7 giảm hơn 15%
04 | 08 | 2020
(Vietnambiz))_Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê tháng 7 đạt 120 nghìn tấn, trị giá 213 triệu USD, giảm 6% về lượng và giảm 2,2% về trị giá so với tháng 6, giảm 15,1% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với tháng 7/2019.
 

Tính chung 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,06 triệu tấn, trị giá 1,8 tỷ USD, giảm 0,1% về lượng và giảm 0,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. 

Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 7 ước đạt 1.775 tấn, tăng 4,1% so với tháng 6 và tăng 3,3% so với tháng 7/2019. 

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 6 đạt 109,7 nghìn tấn, trị giá 158,48 triệu USD, giảm 12,1% về lượng và giảm 14,5% về trị giá so với tháng 6/2019. 

Trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 804,2 nghìn tấn, trị giá 1,19 tỷ USD, tăng 2,2% về lượng, nhưng giảm 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. 

Trong đó, xuất khẩu cà phê robusta sang nhiều thị trường tăng, như: Đức tăng 14,1%, Nhật Bản tăng 21,6%, Algeria tăng 4,6%, Bỉ tăng 7,7%; trong khi xuất khẩu sang thị trường Italy, Tây Ban Nha, Mỹ và Nga… giảm.

Giá cà phê robusta xuất khẩu trung bình trong tháng 6 đạt 1.445 USD/tấn, giảm 2,8% so với tháng 6/2019. 

Xuất khẩu cà phê tháng 7 giảm hơn 15% - Ảnh 1.

Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu

Trong 6 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta đạt mức 1.477 USD/tấn, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2019. 

Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đưa ra các báo cáo giữa năm về tình hình cung-cầu cà phê thế giới, cho rằng các nước sản xuất lớn được mùa. 

Theo đó, sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020/21 dự kiến đạt mức cao kỷ lục khoảng 105 triệu tấn, vượt nhu cầu gần 4 triệu tấn cà phê. 

Như vậy, tồn kho cà phê thế giới sẽ tăng lên mức cao nhất trong 6 năm gần đây, đạt 25 triệu tấn. Tồn kho lớn cùng với nhu cầu tiêu thụ chưa thể tăng cao sẽ đặt áp lực lớn lên giá cà phê. 

Đối với Việt Nam, USDA dự báo sản lượng đạt 30,2 triệu bao, giảm 1,1 triệu bao so với vụ mùa năm ngoái. 

Diện tích canh tác không thay đổi với hơn 95% sản lượng là cà phê robusta. Lượng mưa từ tháng 2 đến tháng 5 dưới mức trung bình ở nhiều khu vực trồng trọt chính trong khi cây cà phê cần tưới tiêu trong giai đoạn này để đảm tỉ lệ ra hoa và đậu quả.

Giá cà phê thấp khiến nông dân không mấy mặn mà trong việc chi tiêu mạnh tay trong việc tưới tiêu, do đó làm giảm năng suất. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các chính sách duy trì diện tích cà phê ở mức xấp xỉ 600.000 ha và khuyến khích nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, nơi điều kiện không thuận lợi cho canh tác cà phê.

Trong vài năm qua, một số nông dân đã bắt đầu trồng sầu riêng, xoài, bơ và cây ăn quả thay thế. Xuất khẩu cà phê dự báo không đổi ở mức 24 triệu bao trong khi dự trữ trong kho dự kiến vẫn tăng.

 



Báo cáo phân tích thị trường