Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
HAI THÁI CỰC CỦA THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN NĂM 2020 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19
04 | 01 | 2021

Theo Kinh tế và Tiêu dùng

Hai thái cực của thị trường hàng hóa năm 2020 dưới tác động của dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Hai thái cực của thị trường hàng hóa năm 2020 dưới tác động của dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Một trong những ngành chịu tác động nặng nề bởi dịch COVID-19 là cá tra. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài, hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn do đóng cửa biên giới, hàng loạt các nhà hàng ăn nhanh ở những quốc gia nhập khẩu chính bị đóng cửa.

Vận tải biển bị ngưng trệ, một số đơn hàng bị hủy hoặc lùi thời gian giao hàng, một số khách hàng từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.

Ngành hàng cá tra bắt đầu xu hướng giảm từ tháng 3/2019 đến nay sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. 

Với đặc thù các dòng sản phẩm cá tra là food-service nên khi thế giới áp dụng lệnh cách ly xã hội do dịch COVID-19, đóng cửa hàng loạt cửa hàng, trường học và đặc biệt khi Trung Quốc thông báo tìm thấy virus corona trên bao bì sản phẩm đông lạnh, kim ngạch xuất khẩu cá tra càng giảm mạnh. 

Hơn nữa, tình hình xâm nhập mặn kéo dài từ đầu năm đến hết tháng 5 đã làm giảm hiệu quả sản xuất do tỉ lệ hao hụt từ công đoạn giống lên thương phẩm cao. 

Thêm vào đó, giữa tháng 11, thành phố Thượng Hải yêu cầu tất cả thực phẩm đông lạnh nhập khẩu có nguy cơ cao được lưu trữ, chế biến và bán tại thành phố này phải vào kho quá cảnh để xét nghiệm COVID-19 và khử trùng bao bì việc giao hàng sẽ được thực hiện trực tuyến.

Điều này ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các mặt hàng đông lạnh của Việt Nam. Trong đó, mặt hàng cá tra được đánh giá là một trong những mặt hàng chịu tác động nhiều nhất.

Bà Tô Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết quá trình thông quan kéo dài gấp 3 lần bình thường. 

Theo đó, thông thường việc thông quan chỉ mất 10 ngày nhưng hiện tại quá trình này kéo dài 30 - 40 ngày, tùy từng địa phương. Bên cạnh đó, chi phí cho mỗi container hàng cũng tăng lên 3-4 lần lên 2.000 - 3.000 USD.

Hai thái cực của thị trường hàng hóa năm 2020 dưới tác động của dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Điều này kéo theo kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm mạnh.

Tính đến giữa tháng 12, riêng tại Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm 25%. 

Tính chung các thị trường xuất khẩu, kim ngạch giảm tới 30%. Thị trường Trung Quốc hiện chiếm 40% tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Đồng thời, 2020 là năm thứ hai liên tiếp xuất khẩu cá tra suy giảm.

Hai thái cực của thị trường hàng hóa năm 2020 dưới tác động của dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Hồ tiêu chịu thiệt hại kép khi cuộc khủng hoảng dư cung chưa hết thì COVID-19 ập đến khiến hàng loạt nhà hàng tại các thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc, EU,…đóng cửa.  Trong khi đó, đây lại là thị trường tiêu thụ lớn hạt tiêu Việt Nam. 

Những tháng đầu năm 2020, tình hình thị trường vẫn ảm đạm khi có thời điểm giá tiêu chỉ còn khoảng 36.000 đồng/kg, tức thấp hơn nhiều giá thành sản xuất.

Ngay cả khi sản lượng giảm do người dân bỏ vườn và không đầu tư chăm sóc như trước, một số ý kiến cho rằng giá tiêu cũng sẽ khó lòng tăng mạnh do nhu cầu trên thế giới vẫn đang ảm đạm. 

Trao đổi với người viết ông Phan Minh Thông Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Phúc Sinh Group, người được mệnh danh là "vua tiêu" cho rằng nếu không có dịch COVID-19, theo quy luật cung - cầu, giá tiêu sang năm 2021 có thể tăng bởi trong nhiều năm qua, ngành đã chịu áp lực dư cung quá lớn.

“Ngày xưa 10 người muốn bán thì bây giờ con số ấy giờ lên 50 - 60 người. Trong khi nhu cầu không có do nhiều nhà hàng trên thế giới phải đóng cửa.

Phân khúc nhà hàng, khách sạn ở Châu Âu tiêu thụ rất nhiều hồ tiêu của Việt Nam nhưng hiện cũng đang bị tê liệt. Thậm chí, sang năm 2021, tôi cho rằng lượng tiêu thụ hồ tiêu của Việt Nam có thể giảm tới 50%”, ông Thông nói.

Hai thái cực của thị trường hàng hóa năm 2020 dưới tác động của dịch COVID-19 - Ảnh 5.

Ông Thông cho biết một số khách hàng của Phúc Sinh mua hàng từ tháng 2 nhưng hiện vẫn còn tồn kho. Công ty không dám thu mua quá nhiều như trước đây.

Hai thái cực của thị trường hàng hóa năm 2020 dưới tác động của dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Tác động của COVID-19 đối với cây cà phê cũng tương tự như cây tiêu. Những năm gần đây, cây cà phê chịu áp lực dư cung khiến giá mặt hàng này liên tục giảm. 

Điều này này khiến người dân không còn mặn mà với loại cây này nữa. Bên cạnh đó, do chịu tác động của thời tiết cực đoạn nên sản lượng cà phê niên vụ 2020 - 2021 sẽ giảm.

Tuy nhiên, trao đổi với người viết, ông Nguyễn Nam Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam cho biết sản lượng cà phê niên vụ 2019 - 2020 ước tính giảm 4,5% so với niên vụ 2018 - 2019 xuống khoảng 1,63 triệu tấn.

"Đơn cử như ngay cả khi EVFTA có hiệu lực, nhưng do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhu cầu tiêu thụ cà phê thấp, việc xuất khẩu cũng vẫn gặp khó khăn", ông Nam nói.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự báo giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng giảm trong tháng tới do nhu cầu giảm. Theo ICO, nhu cầu tiêu thụ cà phê trong những tháng còn lại của năm 2020 dự báo sẽ giảm do kinh tế toàn cầu khó khăn.So với niên vụ 2018 -2019, nhu cầu cà phê giảm ở 5 thị trường tiêu thụ hàng đầu, chiếm 63,7% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu, giảm.

 

Hai thái cực của thị trường hàng hóa năm 2020 dưới tác động của dịch COVID-19 - Ảnh 7.

Ngay cả khi chịu tác động bởi dịch COVID-19 nhưng nhiều ngành vẫn ghi nhận tăng trưởng dương trong năm 2020.

Hai thái cực của thị trường hàng hóa năm 2020 dưới tác động của dịch COVID-19 - Ảnh 8.

Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, 11 tháng đầu năm 2020 ngành gỗ Việt Nam vẫn có những bước tăng trưởng ấn tượng với tổng giá trị gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm 2020 đạt 10,88 tỉ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm 2019, đặc biệt khi ghi nhận 5 tháng liên tiếp xuất khẩu đạt kỷ lục hơn 1 tỷ USD trong một tháng.

Bộ NN&PTNT dự báo giá trị xuất khẩu của cả năm 2020 sẽ cán mốc gần 12,5 tỷ USD.

Hai thái cực của thị trường hàng hóa năm 2020 dưới tác động của dịch COVID-19 - Ảnh 10.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan tính chung 11 tháng, sản lượng xuất khẩu ước đạt hơn 5,7 triệu tấn gạo, trị giá hơn 2,8 tỉ USD, so với cùng kì năm 2019 giảm 2,52% về lượng nhưng tăng hơn 10% về giá trị xuất khẩu. Đây cũng là mặt hàng có giá xuất khẩu tăng mạnh nhất trong 11 tháng qua.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), chia sẻ: "Năm nay mặc dù chúng ta bị mất mùa trong vụ Đông Xuân và Hè Thu nhưng lại là năm được giá với mức giá cao nhất trong khoảng 10 năm nay. Đây có thể nói là thành công và cơ hội cho năm tới mở rộng đầu tư, sản xuất thuận lợi hơn".

Hai thái cực của thị trường hàng hóa năm 2020 dưới tác động của dịch COVID-19 - Ảnh 13.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tính tới tháng 11 năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm năm 2020 dự kiến đạt 3,78 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2019.

Xuất khẩu tôm Việt Nam năm nay hoạt động tốt mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, ở cả các nước nhập khẩu và các nước nguồn cung.

Giá tôm nguyên liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục ở mức cao so với các tháng đầu năm và tăng nhẹ do nguồn cung giảm, các nhà máy điều chỉnh giá thu mua để phục vụ nhu cầu xuất khẩu cuối năm.

Xuất khẩu tôm Việt Nam tăng trưởng ổn định ở thị trường Mỹ và các thị trường nhỏ hơn như Anh, Canada và Australia. Xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, mặc dù vẫn ghi nhận tăng trưởng dương trong 11 tháng đầu năm, tuy nhiên cũng có những tháng sụt giảm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã tìm kiếm, đa dạng hóa thị trường, tận dụng cơ hội từ những thay đổi tạo ra trên thị trường do dịch bệnh COVID-19, đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khác nhau.

 
 

 

 


Theo kinh tế và tiêu dùng
Báo cáo phân tích thị trường