Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hạt điều chế biến Việt Nam có “lội ngược dòng”?
21 | 08 | 2007
Kể từ năm 2004, năm hoàng kim của ngành chế biến hạt điều, 2006 là năm đánh dấu cú “lội ngược dòng” của hạt điều đã qua sơ chế của Việt Nam, vươn lên hàng thứ 2 thế giới về chế biến hạt điều, chỉ sau Ấn Độ. Xuất khẩu hạt điều Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 40% tổng sản lượng cả nước. Tuy nhiên, liệu hạt điều chế biến Việt Nam có duy trì và thúc đẩy thành tựu này khi hiện nay chất lượng giống không đồng đều, nguồn cung hạn chế do chưa có nhiều diện tích trồng điều cao sản, hạt điều Việt Nam chưa có thương hiệu, và quy mô chế biến còn nhỏ bé?

Năm 2006 ngành điều Việt Nam đã có một "bước nhảy vọt" khi Xuất khẩu hạt điều đã qua sơ chế đạt trên 130.000 tấn, trị giá khoảng 520 triệu USD, chiếm 50% thị trường nhân điều thô thế giới, năm 2005 sản lượng tăng vọt lên 400.000 tấn từ chỉ vài trăm tấn năm 1980, đứng đầu thế giới về sản lượng, đứng thứ 2 thế giới về chế biến (chỉ sau Ấn Độ). Hạt điều Việt Nam đã được xuất khẩu tới trên 40 nước và vùng lãnh thổ, trong đó những thị trường lớn có thể kể đến là Mỹ, EU, Trung Quốc, Hồng Kông và Canađa. Chỉ Riêng với Hoa Kỳ, lượng điều Việt Nam xuất khẩu ngày một tăng dần và , năm 2006 xuất khẩu điều Việt Nam vào thị trường này đạt trên 40.000 tấn, chiếm trên 40% sản lượng điều Việt Nam).

Năm 2004 có thể coi là năm hoàng kim của ngành chế biến hạt điều, bởi giá thế giới tăng rất cao, đến 5,73 USD/kg cho loại nhân ww 320 so với hơn 4 USD trước đó. Hầu hết các doanh nghiệp đều có lãi lớn. Vừa vui kết quả đạt được, vừa lo thiếu nguyên liệu để sản xuất, các doanh nghiệp đã tranh mua nguyên liệu bất chấp khuyến cáo của Hiệp hội cây điều Việt Nam, đẩy giá lên rất cao, đến 18.000 đồng/kg, tăng hơn 30% so với trước. Nhưng tới thời điểm bán sản phẩm, giá điều trên thế giới cứ giảm dần, các nhà chế biến không thể bán lỗ, nên phải neo hàng lại.

Bên cạnh đó, hạt điều chế biến Việt Nam còn đối mặt với tình trạng chất lượng giống không đồng đều, các dòng điều cao sản chưa chiếm diện tích chủ yếu. Hiện nay, năng suất trung bình cây điều trên cả nước vào khoảng 1 tấn/ha (cao hơn năng suất thế giới). Nhưng với các dòng điều cao sản, chăm sóc đúng kỹ thuật, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp( Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ) năng suất có thể đạt tới 3 tấn/ha. Tại Đồng Nai, tỉnh dẫn đầu của cả nước về diện tích điều cao sản ( chiếm 16/42 nghìn ha), năng suất bình quân toàn tỉnh đạt 1,7 tấn/ha. Cần có các biện pháp hỗ trợ nông dân( vốn, khuyến nông, bao tiêu sản phẩm…) mạnh dạn chặt bỏ những vườn điều già cỗi, năng suất thấp chuyển sang trồng các giống cao sản. Vai trò của các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh điều là rất quan trọng đối với việc phát triển diện tích điều cao sản, như trường hợp của Công ty Chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) (8 trong 10 dòng điều đã được công nhận trên toàn quốc là do Donafoods tuyển chọn, khảo nghiệm thành công, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biểu dương, đánh giá cao trong Hội nghị ngành điều cả nước tổ chức năm 2000 tại Bình Thuận, sản lượng cây điều giống tiêu thụ hàng năm của công ty chiếm hơn 50% thị phần cả nước)

Sau hơn 10 năm phát triển, hạt điều chế biến Việt Nam chưa có thương hiệu riêng. Sản phẩm chủ yếu của ngành điều Việt Nam cũng mới chỉ dừng lại điều nhân, thực chất là bán thành phẩm, các tập đoàn nhập về còn phải qua khâu chế biến tiếp và tiêu thụ. Quy mô đa số doanh nghiệp kinh doanh chế biến điều còn quá nhỏ. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp kinh doanh chế biến điều, làm hạn chế khả năng cạnh tranh của hạt điều Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp mạnh ai nấy làm. Việc tranh mua nguyên liệu diễn ra hết năm này qua năm khác trong khi hầu như không chú trọng phát triển vùng nguyên liệu bền vững đã đẩy rất nhiều doanh nghiệp ngành điều đứng bên bờ vực phá sản do giá nguyên liệu bị đẩy lên quá cao nhưng chất lượng thì giảm sút( do một số nông dân lợi dụng tình trạng khan hiếm đã trộn thêm tạp chất vào hạt điều bán cho các nhà máy). Thêm vào đó, tình trạng bán phá giá sản phẩm tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài ép giá. Chưa có 1 doanh nghiệp nào của Việt Nam đủ tiềm lực để phát triển thương hiệu riêng cho hạt điều

Công nghệ chế biến điều hiện nay

Công nghiệp chế biến hạt điều là sự kết hợp giữa thủ công và cơ giới, trong đó hai công đoạn quan trọng là cắt tách vỏ hạt và bóc vỏ lụa nhân được làm thủ công. Đầu tư cho một xưởng bóc tách không đòi hỏi nguồn vốn lớn, chỉ hơn một trăm triệu đồng, nên dễ thu hút nhiều người bỏ vốn kinh doanh. Điều đó lý giải vì sao, tuy ít nhận được sự trợ giúp từ phía Nhà nước, nhưng công nghiệp chế biến hạt điều phát triển rất nhanh. Nếu năm 1990 cả nước chỉ có 19 nhà máy chế biến hạt điều có công suất 14.000 tấn điều thô thì nay cả nước có 219 cơ sở chế biến, với công suất thiết kế 674.200 tấn/năm. 10 công ty, nhà máy chế biến được cấp giấy chứng nhận chất lượng và quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO, 7 DN đạt tiêu chuẩn HACCP.

Các tập đoàn chế biến hạt điều thế giới với tiềm lực về vốn, tiếp thị sản phẩm, khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thương trường sẽ gia nhập thị trường sau khi Việt Nam gia nhập WTO có khả năng nắm giữ phần lớn nguồn nguyên liệu tốt để củng cố thương hiệu và biến các DN Việt Nam thành nơi gia công. Không có cách nào khác, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp trong nước cần phải nhanh chóng xây dựng được thương hiệu cho riêng mình. Dù rất khó khăn khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài với thương hiệu Việt Nam, nhưng có mạnh dạn làm mới có thể xâm nhập. Và cần phải xúc tiến thương mại ngay thị trường trong nước. Khoảng 97% sản lượng điều để xuất khẩu, tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 3% là con số quá nhỏ so với Ấn Độ (50%-50%). Đây là điều rất quan trọng, trong qua trình hội nhập và cạnh tranh khi Việt Nam đã ra "biển lớn".

Một số gợi ý

Ø Trong lĩnh vực nông nghiệp, cần đầu tư phát triển vùng nguyên liệu năng suất chất lượng cao trên phạm vi cả nước.

Ø Tổ chức lại các cơ sở chế biến theo hướng liên doanh, liên kết, sát nhập. Đầu tư xây dựng thương hiệu cho hạt điều Việt Nam.

Nâng cao vai trò của Hiệp hội kinh doanh chế biến điều Việt Nam theo hướng : hiệp hội đứng ra tiến hành các công việc như nghiên cứu thị trường, tham gia quy hoạch vung nguyên liệu, điều hoà lợi ích của người nông dân với các doanh nghiệp kinh doanh chế



Lương Như Oanh (IPSARD)
Báo cáo phân tích thị trường