Năm 2021, tính chung lại, 4 doanh nghiệp này đã nhập khẩu gần 620 triệu USD cá tuyết Nga đông lạnh (Chionoecetes opilio) và cua hoàng đế (Paralithodes camtschatica, Paralithodes platypus và Lithodes aequispina), khoản doanh thu này rất có thể sẽ giảm trong năm 2022 và sau đó.
Điều tồi tệ hơn là nhiều người mua đã từ chối nhận hàng dự trữ từ trước ngay cả khi nó đã được đưa vào Mỹ trước thời hạn lệnh điều hành.
Một tuần sau khi Tổng thống Joe Biden công bố lệnh cấm hải sản của Nga, cùng với các nước G7 và châu Âu khác, tìm cách tước bỏ quy chế "tối huệ quốc" (MFN) của Nga, và các biện pháp khác, ngành thủy sản tiếp tục phân loại các phân nhánh lớn.
Mặc dù lệnh của Biden nhằm gây khó khăn kinh tế cho Nga, nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến ngành thủy sản Mỹ, đặc biệt là đối với các nhà nhập khẩu. Nga là nước cung cấp thủy sản lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2021, xuất khẩu sang Mỹ 48.867 tấn thủy sản, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 12% về lượng và 34% về giá trị so với năm 2020.
Năm ngoái, xuất khẩu thủy sản của Nga sang Mỹ bao gồm khoảng 80 mặt hàng, nhưng giá trị nhất là cua tuyết đông lạnh với 18.799 tấn trị giá 509,2 triệu USD vào năm 2021 và cua hoàng đế đông lạnh với 8.486 tấn, trị giá 419,7 triệu USD. Nga cung cấp 30% lượng cua tuyết và 90% lượng cua hoàng đế nhập khẩu vào Mỹ.
Trong khi đó, theo dữ liệu do chính phủ Nga, năm 2022 sẽ là năm bội thu nhất đối với cua Nga kể từ năm 2016. Tổng cộng, Nga đã nhận được hạn ngạch (TAC) khai thác cua là 107.512 tấn vào năm 2022, nhiều hơn 6% so với 101.310 tấn TAC năm 2021.
Con số đó bao gồm 51.665 tấn cua tuyết vào năm 2022, tăng 11% so với 46.742 tấn được phép vào năm 2021, và 27.547 tấn cua hoàng đế, tăng 2% so với 27.095 tấn cho phép vào năm ngoái.
‘Không có nguồn nào khác thay thế cho cua hoàng đế.’
Dữ liệu của Biên phòng Mỹ (CBP) cho thấy có 25 doanh nghiệp đã nhập khẩu cua tuyết hoặc cua hoàng đế của Nga trị giá ít nhất 1 triệu USD vào năm 2021, trong đó có 10 doanh nghiệp ước tính đã nhập hơn 10 triệu USD.
Doanh nghiệp Direct Source nhập khẩu 2,833 tấn cua hoàng đế, trị giá khoảng 128,4 triệu USD, dựa trên mức giá trung bình 45,35 USD/kg. Tuy nhiên, ông Tkachenko ước tính lượng nhập khẩu cua hoàng đế thậm chí còn cao hơn, ông cũng nhập khẩu một số cua đó từ Hà Lan với giá 60 USD/kg.
"Không có nguồn nào khác thay thế cho cua hoàng đế, vì phần lớn cua NK từ Nga", ông Tkachenko cho hay. "Bạn không thể lấp đầy khoảng thiếu hụt đó. Bạn có thể tìm nguồn cua tuyết Canada hoặc Na Uy, mặc dù đó là một thị trường khó tiếp cận."
'Chúng tôi không dự đoán sẽ có nguồn cung cấp cua Nga năm 2022'
Arctic Seafood là công ty thứ 2 nhập khẩu cua Nga có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do lệnh cấm đối với hải sản của Nga. Công ty có trụ sở tại San Francisco, California.
Arctic nhập khẩu 3,258 tấn cua tuyết trị giá ước tính 88,3 triệu USD và 12 tấn cua hoàng đế trị giá 525.743 USD từ Na Uy và Hà Lan, nhưng các nguồn tin cho biết đó thực chất là cua Nga. Công ty cũng đã nhập khẩu khoảng 10 triệu pao (4.535 tấn) cua tuyết và cua hoàng đế của Nga trị giá ít nhất 123 triệu USD bằng cách đưa các chuyến hàng từ biển Barents vào Canada và sau đó vận chuyển bằng đường bộ vào Mỹ.
Arctic Seafood chiếm 75% hạn ngạch cua tuyết (tổng cộng 15.900 tấn) và cua đỏ (tổng cộng 12.690 tấn) ở biển Barents, một nguồn tin cho biết.
Công ty bị ảnh hưởng nặng thứ ba là Orca Bay Foods, một công ty có 500 nhân viên, trị giá khoảng 470 triệu USD.
Năm 2021, Orca Bay đã nhập khẩu 1,915 tấn cua tuyết từ Nga qua Hàn Quốc và Nhật Bản trị giá 51,9 triệu USD. Công ty đã nhập thêm 1,063 tấn cua hoàng đế, ước tính trị giá khoảng 48,2 triệu USD.
"Chúng tôi vô cùng quan ngại về cuộc chiến ở Ukraine và ủng hộ mạnh mẽ phản ứng của chính phủ Mỹ", Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, ông Phil Crean cho biết. "Orca Bay là một công ty đa dạng với nhiều loại thực phẩm bao gồm nhiều mặt hàng cua, cá philê và cắt khúc đông lạnh (nhập khẩu và nội địa), hải sản và rau tẩm bột, tẩm ướp và tẩm ướp giá trị gia tăng và các dịch vụ chế biến theo yêu cầu. Trọng tâm kinh doanh của chúng tôi sẽ vẫn dựa trên việc tương tác với khách hàng để tạo ra những món ăn ngon."
Những thay đổi lâu dài đối với ngành thủy sản
Đứng thứ tư trong danh sách các nhà nhập khẩu Mỹ bị ảnh hưởng nhiều nhất do lệnh cấm là Công ty Deiss, do ông James Deiss thành lập ở Anaheim, California. Công ty đã nhập tổng cộng 2,189 tấn cua Nga (1,407 tấn tuyết và 782 tấn cua hoàng đế) trị giá ước tính 73,6 triệu USD vào năm 2021.
"Tôi tin rằng những thiệt hại tài chính mà ngành thủy sản sẽ phải chịu từ lệnh cấm thủy sản Nga của Tổng thống Biden vẫn chưa bộc lộ rõ và sẽ tác động đến ngành thủy sản trong nhiều năm và có thể là mãi mãi," ông James Deiss cho hay.
"Với phần lớn thủy sản từ Nga được chế biến và dự trữ ở Tây Bắc Thái Bình Dương, lệnh cấm đối với các sản phẩm của Nga sẽ có tác động tiêu cực đối với nhiều người ở vùng đó. Tôi rất lo lắng cho hàng trăm công nhân mà chúng tôi sử dụng để giao hàng, lưu kho, chế biến và đóng gói hàng triệu USD hải sản. Nhiều người sẽ mất việc làm tại một số kho lạnh lớn nhất ở Tây Bắc Thái Bình và những nơi khác."