Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường phân bón những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5/2007 và dự báo
13 | 06 | 2007
Vụ hè thu mới bắt đầu, nhưng giá phân bón đã tăng nóng từng ngày ở nhiều địa phương, khiến người dân đang hết sức lo lắng. Dự đoán, thị trường phân bón sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp khi bước vào vụ lúa hè thu sớm và hè thu chính vụ năm 2007

Trong những ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5/07, giá nhập khẩu phân DAP và phân MAP tăng cao. Trong 10 ngày cuối tháng 4 và 5 ngày đầu tháng 5/07 (15 ngày) đạt 121 ngàn tấn, kim ngạch đạt 28,8 triệu USD. Đáng chú ý, trong khi khối lượng nhập khẩu hầu hết các loại phân bón về nước ta trong những ngày này giảm nhẹ, thì nhập khẩu phân bón MAP lại tăng .

Lượng phân bón nhập khẩu 10 ngày cuối tháng 4 và 5 ngày đầu tháng 5

Tên hàng

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Phân bón các loại

30.621

6.488.067

Phân Urê

27.678

7.469.245

Phân NPK

12.578

3.203.470

Phân DAP

21.258

7.666.006

Phân SA

25.647

2.982.025

Phân MAP

3.379

1.083.270

Tổng

121.161

28.892.083

Trong 15 ngày qua, giá nhập khẩu phân bón các loại về Việt Nam tăng nhẹ, giá nhập khẩu trung bình đạt 238 USD/tấn, tăng 8 USD/tấn so với những ngày đầu tháng 4/07.

Giá nhập khẩu phân bón các loại về Việt Nam

Tên hàng

Cuối tháng 4/07

Đầu tháng 4/07

Đơn giá (USD/tấn)

Chênh lệch đơn giá

Phân bón các loại

238

8

Phân Urê

270

0

Phân NPK

255

-21

Phân DAP

361

39

Phân SA

116

-8

Phân MAP

321

47

Giá nhập khẩu phân Urê duy trì ổn định ở mức 270 USD/tấn. Lượng nhập khẩu trong 15 ngày đạt 27,6 ngàn tấn, kim ngạch đạt 7,4 triệu USD.

Giá nhập khẩu phân DAP về Việt Nam tăng rất cao, giá nhập khẩu trung bình đạt 361 USD/tấn, tăng 39 USD/tấn so với những ngày đầu tháng 4/07. Lượng nhập khẩu phân DAP về nước ta chỉ đạt 21 ngàn tấn, kim ngạch đạt 7,6 triệu USD.

Nhập khẩu phân MAP về Việt Nam trong những ngày này tăng cao, giá nhập khẩu trung bình đạt 321 USD/tấn, tăng 47 USD/tấn so với đầu tháng 4/07. Mặc dù phải nhập khẩu với đơn giá cao nhưng khối lượng phân MAP nhập khẩu trong tháng này tăng mạnh so với những ngày đầu tháng 4 (đạt 3,3 ngàn tấn, kim ngạch đạt 1 triệu USD).

Nhập khẩu phân NPK và phân SA về nước ta giảm cả về giá và lượng so với những ngày đầu tháng 4/07. Giá nhập khẩu trung bình phân NPK đạt 255 USD/tấn, giảm 21 USD/tấn; phân SA đạt 116 USD/tấn, giảm 8 USD/tấn so với đầu tháng 4/07.

Tại thị trường miền Tây mấy ngày qua vào mùa cao điểm. Nhịp độ buôn bán "nóng" lên không chỉ vì giá cả tăng mà lượng hàng không đủ cung ứng về các đại lý vật tư nông nghiệp, cửa hàng bán lẻ.

Các cửa hàng bán lẻ vật tư nông nghiệp ở vùng ven TP Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng...cho thấy có sự trái ngược. Dù giá phân đang tăng, mức tiêu thụ phân bón không giảm, nhưng hàng đưa về không kịp và một lẽ khác nữa là một số đại lý vật tư nông nghiệp không dám nhận hàng dự trữ nhiều vì sợ tới khi vào vụ nhả hàng ra không kịp, gặp giá giảm sẽ lỗ. Chính vậy mà giá phân tại các cửa hàng bán lẻ đều tăng cao.

Tại Hậu Giang, từ đầu năm đến nay giá phân tăng ba đợt. Phân urê hàng Trung Quốc (TQ) nhận về từ đại lý giá 220.000 đ/bao (50kg) thì nay tăng lên 280.000 đ/bao. Căng thẳng nhất là phân DAP từ 290.000 đ/bao lên 360.000 đ/bao và nay 400.000 đ/bao. Phân NPK 20-20-15 từ 240.000 đ/bao lên 282.000 đ/bao và nay 328.000 đ/bao; phân NPK 16-16-8 từ 225.000 đ/bao tăng lên 230.000đ/bao lên 270.000đ/bao...Từ mức giá này các cửa hàng bán lẻ bán ra nông dân tăng giá thêm 5.000 - 7.000 đ/bao.

Dân kinh doanh phân bón thừa nhận, cơn sốt giá phân bón tất yếu kéo theo sự gia tăng chi phí sản xuất. Thế nhưng trong lúc ở miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên nông dân có cao su, cà phê, hồ tiêu... bán trúng giá thì tại ĐBSCL lúa, trái cây, rau màu hầu như giá cả không tăng lên bao nhiêu. Trong khi đó có nguồn tin mới, nếu Trung Quốc áp dụng thuế xuất khẩu phân DAP tăng lên 20% thì có khả năng DAP sẽ tăng lên 490 USD/tấn. Điều này khiến việc dự đoán cơn sốt phân bao giờ hạ nhiệt trở nên rất khó.

Hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang vào cao điểm xuống giống lúa hè thu 2007. Hơn 387.000 ha lúa hè thu đã xuống giống, khả năng đến cuối tháng 6/2007 sẽ xuống giống dứt điểm, dự trù lượng phân bón cần tới 600.000 tấn trong đó, phân đạm 250.000 tấn, phân DAP 180.000 tấn, còn lại phân NPK. .. Trong mấy ngày qua, ngoại trừ phân urê cô dấu hiệu giá dịu xuống chút ít do nguồn hàng về nhiều, còn phân NPK và phân kali vẫn tăng giá. Riêng phân DAP vẫn còn căng thẳng và thiếu hụt nguồn hàng nếu các DN không nhập về kịp.

Theo dự đoán của các chuyên gia, thị trường phân bón sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp khi bước vào vụ lùa hè thu sớm và hè thu chính vụ năm 2007.



Báo cáo phân tích thị trường