Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu giá CIF, nhập khẩu giá FOB: Góp phần giảm nhập siêu!
10 | 09 | 2007
Làm thế nào để giảm nhập siêu? Đó là một trong những câu hỏi luôn được đặt ra trong các kỳ họp Quốc hội vừa qua, không chỉ dành cho Bộ Thương mạị, mà còn dành cho tất cả các doanh nghiệp và những người làm công tác quản lý xuất nhập khẩu trong toàn quốc. Bài viết dưới đây là một số ý kiến về vấn đề này do ông Hoàng Tuấn Việt, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Chilê, email từ Santiago.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại tại hội nghị Thương mại toàn quốc ngày 1/2/2007 tại Hà Nội, trong năm 2006 cả nước xuất khẩu 39,6 tỷ USD (trị giá FOB), nhập khẩu 44,4 tỷ USD (trị giá CIF). Cán cân thương mại nghiêng về nhập khẩu, ta nhập siêu 4,8 tỷ USD. Tuy nhiên, cần phải phân tích rõ về cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta như sau:

- Hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất để tái xuất khẩu và sản xuất trong nước, bao gồm các mặt hàng: gỗ nguyên liệu, bột giấy, bột cá, đồng nguyên liệu, bông và sợi các loại, phân bón, sắt thép, da nguyên liệu, máy móc thiết bị v.v…chiếm khoảng 70%.

- Các mặt hàng tiêu dùng khác chiếm khoảng 30% trên cơ cấu hàng nhập khẩu.

Như vậy, để giảm nhập siêu, chúng ta không thể giảm nhập các mặt hàng trong nhóm hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, chỉ có thể giảm nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng. Theo lý thuyết “cung cầu”, ở đâu có cung, thì ở đó có cầu. Đơn cử một mặt hàng đồ chơi trẻ em “đèn ông sao”, xem lại bức ảnh chụp các em thiếu nhi năm 1945 cầm đèn ông sao làm bằng que gỗ có dán nilon xanh đỏ. Đến nay đã trên 60 năm, các nhà sản xuất trong nước vẫn không thay đổi mẫu mã, giữ nguyên như … ngày xưa. Trong khi đó các nhà sản xuất sản xuất đồ chơi của Trung Quốc mỗi năm thay đổi mẫu mã một lần, hàng hoá rất phong phú, khiến các nhà nhập khẩu Việt Nam không thể không nhập khẩu mặt hàng hấp dẫn này, phục vụ cho người tiêu dùng trong nước. Do đó, để giảm nhập siêu hàng tiêu dùng, cần phải có sự đầu tư của các nhà sản xuất trong nước, sao cho hàng hoá có thể cạnh tranh được hàng hoá của nước ngoài.

Ngoài các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu do Bộ Thương mại đề ra như: Chủ động khai thác thị trường mới, mặt hàng mới, tăng số lượng hàng, nâng cao chất lượng để tăng giá trị gia tăng của hàng hoá xuất khẩu v.v…Thương vụ Việt nam tại Chi Lê xin đề xuất một giải pháp hoàn toàn mang tính nghiệp vụ: “Xuất khẩu giá CIF - Nhập khẩu giá FOB”, nếu thực hiện tốt có thể góp phần làm thay đổi cán cân giữa xuất và nhập.

Theo Quy tắc chính thức của Phòng Thương mại quốc tế giải thích các điều kiện thương mại năm 2000 (gọi tắt là INCOTERMS 2000):

- Giao hàng theo điều kiện CIF (C – cost: Tiền hàng; I – insurance: Bảo hiểm; F – freight: Cước phí). Theo điều kiện này, người bán phải giao hàng qua lan can tầu tại cảng gửi hàng, phải mua bảo hiểm cho hàng hoá và thuê tầu (hoặc container) vận chuyển hàng hoá đến cảng dỡ hàng.

- Giao hàng theo điều kiện FOB (Free On Board – Giao hàng lên tầu”. Theo điều kiện này người bán chỉ cần giao hàng lên tầu tại cảng bốc hàng.

Qua các giao dịch trong thời gian vừa qua, phần lớn các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Có 2 nguyên nhân dẫn đến thói quen “lâu nay” của các doanh nghiệp Việt Nam:

- Thiếu thông tin về bảo hiểm và giá cước tầu hoặc container.

- Tâm lý cán bộ nghiệp vụ ngại chào hàng theo điều kiện CIF, vì phải tính toán tỷ lệ phí mua bảo hiểm và cước tầu (hoặc container), do đó các doanh nghiệp của ta chỉ chào hàng theo điều kiện FOB, vì giao hàng lên tầu là hết trách nhiệm. Nếu nhập khẩu, thường đề nghị khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện CIF, hoặc CFR (giá hàng và cước phí).

Giao hàng theo điều kiện CIF đem lại lợi ích gì?

Lợi ích đối với quốc gia: Theo bảng minh hoạ dưới đây, nếu trong năm 2007, giả sử tất cả các doanh nghiệp trong cả nước đều xuất khẩu theo điều kiện CIF, chúng ta sẽ xuất khẩu được 50,86 tỷ USD, thay vì chỉ xuất khẩu được 47,54 tỷ USD theo điều kiện FOB, như kế hoạch của Bộ Thương mại. Phần ngoại tệ tăng thêm 3,32 tỷ USD cho quốc gia là do thu được tiền bảo hiểm và cước tầu.

Lợi ích đối với doanh nghiệp:

- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp: Nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF, sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tầu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tầu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản.

- Đối vơi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tầu (hoặc container): Các công ty này của Việt nam rất thiếu việc làm, nếu các nhà xuất khẩu liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tầu (container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta, hơn là để các công ty nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tầu.

Đối với các cán bộ nghiệp vụ trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Theo thông lệ của các công ty bảo hiểm và hãng tầu, luôn luôn trích lại một tỷ lệ gọi là “tiền hoa hồng - commission” cho những người giao dịch trực tiếp với họ. Số tiền này không hề ảnh hưởng đến tiền hàng (cost) của doanh nghiệp. Thay vì phí bảo hiểm và cước tầu nước ngoài được hưởng, nếu các cán bộ nghiệp vụ trình Giám đốc phương án xuất khẩu theo điều kiện CIF, thì họ rất xứng đáng được nhận khoản hoa hồng trên, chúng ta không nên coi đó là tiền hối lộ, như lâu nay nhiều người thường quan niệm.  

BẢNG PHÂN TÍCH SỐ LIỆU XK THEO ĐIỀU KIỆN CIF – NK THEO ĐIỀU KIỆN FOB

 

 

 

Điều kiện F.O.B

 (Tỷ USD)

Bảo hiểm (I)

+ Cước vận tải (F)

(Tỷ USD)

Điều kiện CIF

(Tỷ USD)

Cán cân xuất siêu

dự kiến

(Tỷ USD)

Năm 2007

 - Xuất khẩu

 - Nhập khẩu

 

47,54

48,55

 

(+) 3,32

(-) 3,65

 

50,86

52,20

 

(+) 2,31

 

Ghi chú:

- Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hoá từ: 0,2% - 0,9% trên trị giá CIF, tuỳ theo loại hàng hoá.

- Tỷ lệ cước tầu từ 5 – 10% trên trị giá CIF, tuỳ theo tỷ trọng của hàng hóa, địa điểm giao hàng, phương tiện vận chuyển (tầu hoặc container).

- Tỷ lệ bảo hiểm (I) và cước tầu (F): Theo bảng tính trên lấy trung bình là 7%.

Nhập khẩu theo điều kiện FOB, đem lại lợi ích gì?

Theo nguyên lý trên, thay vì các doanh nghiệp nhập khẩu theo điều kiện CIF như hiện nay, chúng ta nên yêu cầu khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện FOB.

Lợi ích cho quốc gia: Nếu tất cả các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu theo điều kiện FOB, kim ngạch nhập khẩu trong năm 2007 của cả nước chỉ là 48,55 tỷ USD, thay vì 52,20 tỷ USD nhập khẩu theo điều kiện CIF. Số ngoại tệ nhập khẩu giảm (-) 3,65 tỷ USD, do chúng ta tiết kiệm được tiền bảo hiểm và cước tầu phải trả cho nước ngoài.

Lợi ích đối với doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu: Các doanh nghiệp trả tiền ký quỹ để mở L/C ít hơn nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF. Nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF, khi khách nước ngoài giao hàng, sau 3 ngày họ đã điện đòi tiền. Nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB, khi hàng cập cảng, doanh nghiệp nhập khẩu mới phải trả tiền cước tầu, doanh nghiệp không bị tồn vốn, hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tầu, giảm được giá thành hàng nhập khẩu.

+ Lợi ích đối với cá nhân, cũng tương tự như trên.

Như vậy việc xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB, đã tạo ra lợi ích cho quốc gia, cho doanh nghiệp và cho cá nhân. Đối với quốc gia có thể làm thay đổi cán cân giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Theo ví dụ trên, giả sử thực hiện theo điều kiện tuyệt đối, chúng ta sẽ xuất khẩu được 50,86 tỷ USD trị giá CIF, nhập khẩu 48,55 tỷ USD trị giá FOB, cán cân thương mại sẽ nghiêng về xuất khẩu, tăng (+) 2,31 tỷ USD so với nhập khẩu.

Tác giả bài viết này vào những năm 1990 phụ trách một tổ XK của một Công ty XNK thuộc Bộ Thương mại, khi XK đá Granite tại Quy Nhơn (Bình Định) đi Nhật Bản và XK vải sợi tại Nha trang đi Đài Loan, đã chào hàng theo giá CFR, ký hợp đồng thuê tầu chở hàng XK đá và ký hợp đồng vận chuyển container với hãng GERMATRANS chở hàng vải sợi . Mỗi lần XK, các hãng tầu đều trích phí hoa hồng cho nhóm. Sau mỗi lần XK, mọi người lại có một buổi uổng bia, nên rất tích cực trong việc thuê tầu hoặc container để vận chuyển hàng xuất khẩu. Về nhập khẩu phân bón phục vụ sản xuât nông nghiệp theo điều kiện CFR, đã mua bảo hiểm tại Tổng công ty Bảo hiểm Việt nam (BẢO VIỆT), ngoài ra còn tư vấn cho các doanh nghiệp khác mua Bảo hiểm trong nước.

Doanh nghiệp tìm thông tin về bảo hiểm và các hãng tầu ở đâu?

- Thông tin về dịch vụ bảo hiểm: Các doanh nghiệp có thể liên hệ với các chi nhánh của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam trên toàn quốc, hoặc các Công ty Bảo Minh, Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện, Công ty bảo hiểm Bảo Long, Công ty cổ phần bảo hiểm xăng dầu (PJICO) v.v.

Các doanh nghiệp có thể tham khảo tỷ lệ phí bảo hiểm do Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (BẢO VIỆT) cung cấp.

- Thông tin về hãng tầu: Theo nguồn của Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê: Hiện nay có 31 hãng tầu biển và đại lý tại Việt Nam (xem chi tiết trên www.baothuongmai.com.vn). Các doanh nghiệp có thể dễ dàng liên hệ với bất kỳ hãng tầu nào, để yêu cầu họ cung cấp cước container, hoặc giá cước thuê tầu chở hàng.

Tất cả các công ty bảo hiểm và hãng tầu, sẽ đáp ứng ngay các yêu cầu của các khách hàng, khi có yêu cầu.

Tuyên tuyền việc này như thế nào cho cộng đồng doanh nghiệp Việt nam?

Người Trung Quốc có câu: “Nếu một việc nói một lần không được, thì nói 10 lần. Nói 10 lần chưa được thì nói 100 lần”. Tác giả bài viết này mong muốn nhiều cơ quan thông tấn trong nước đăng thông tin này cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tham khảo. Việc xuất khẩu theo điều kiện CIF và nhập khẩu theo điều kiện FOB, không phải là quá mới đối với doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên do thiếu thông tin và do thói quen của các doanh nghiệp chúng ta, nên mọi người không chú ý, thậm chí khi xuất khẩu, chỉ cần xuất khẩu hàng hoá theo điều kiện FOB là được. Khi đọc được thông tin này, hy vọng Tổng Giám đốc/Giám đốc các doanh nghiệp hết sức SUY NGẪM & PHÂN TÍCH. Cán cân thương mại của quốc gia có nghiêng về phần xuất khẩu, chủ yếu là do sự chỉ đạo kiên quyết của các doanh nghiệp. Thay đổi tư duy của doanh nghiệp, dẫn đến thay đổi cán cân thương mại không thể thực hiện trong một năm, mà có thể kéo dài hàng chục năm, hoặc lâu hơn, tuỳ theo sự thực thi của cộng đồng doanh nghiệp cả nước.

Việc chỉ đạo tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu không chỉ là nhiệm vụ của Bộ Thương mại, mà rất cần sự chỉ đạo của các Sở Thương mại, các Hiệp hội ngành hàng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố, và cao hơn sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Hội nghị Thương mại toàn quốc năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trao giải thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín đã nói: “Tôi chưa bao giờ trao giải thưởng cho đơn vị nào. Đây là lần đầu tiên tôi trao giải thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín”. Điều đó khẳng định sự quan tâm của Chính phủ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín trong nước.

Tuy nhiên, để giải thưởng có ý nghĩa, góp phần khích lệ cộng đồng doanh nghiệp thay đổi tập quán xuất khẩu,theo chúng tôi Thủ tướng Chính phủ chỉ trực tiếp trao 3 giải xuất sắc nhất cho: một tỉnh (hoặc thành phố), một Hiệp hội ngành hàng, một doanh nghiệp có thành tích xuất khẩu với kim ngạch cao nhất, thoả mãn điều kiện xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB. Giải thưởng còn lại, Thủ tướng uỷ quyền cho Bộ Trưởng Bộ Thương mại trao cho các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín. Về giá trị của giải thưởng, xin thông tin cho bạn đọc tham khảo: Một sinh viên Việt Nam (Nguyễn Nam Quân) tốt nghiệp Đại học thủ khoa Trường Đại học Santo Tomas tại Chi Lê, nhà trường đã tổ chức buổi lễ trao giải thưởng rất long trọng, có sự tham dự của Ngoại giao đoàn, toàn thể Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê. Ngoài việc trao bằng tốt nghiệp thủ khoa và bằng khen cho học sinh xuất sắc nhất, Hiệu trưởng nhà trường đã trao 1.000 USD cho sinh viên đoạt giải (Báo Tuổi trẻ đăng tin và ảnh ngày 18/4/2007)

Để động viên cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng các tỉnh va thành phố có thành tích trên, Chính phủ có thể trích quỹ khen thưởng với trị giá ít nhất bằng 10 lần trên, cho mỗi giải thưởng, hoặc theo cấp độ tăng từ cấp doanh nghiệp, Hiệp hội các tỉnh và thành phố. Việc trao giải thưởng này sẽ được duy trì mỗi năm một lần, cho đến khi chúng ta thay đổi cán cân thương mại trong xuất nhập khẩu, khi đó Chính phủ sẽ có một giải thưởng khác cho phù hợp với thực tế.

Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê đã làm gì để góp phần tăng xuất khẩu và giảm nhập siêu?

Ngoài việc cung cấp các thông tin về chính sách của nước sở tại, tham mưu cho công tác điều hành của Bộ Thương mại, tìm các khách hàng nhập khẩu giới thiệu cho các doanh nghiệp trong nước, Thương vụ Việt nam tại Chi Lê đã cung cấp đầy đủ thông tin về ngân hàng, bảo hiểm và giá cước tầu cho các doanh nghiệp trong nước. Vận động các doanh nghiệp chào hàng theo điều kiện CIF và nhập khẩu nguyên liệu theo điều kiện FOB, để góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhập siêu. 

Về việc vận động các doanh nghiệp mua bảo hiểm tại Việt Nam:

Thương vụ Việt nam tại Chi Lê đã liên hệ với Tổng công ty Bảo Việt, cung cấp tỷ lệ phí bảo hiểm cho tất cả các loại hàng hoá xuất nhập khẩu (như Phụ lục I). Ngoài ra, điều quan trọng nhất để thuyết phục các doanh nghiệp nước ngoài chấp nhận nhập khẩu theo điều kiện CIF, liên quan đến việc đền bù tổn thất hàng hoá là việc đòi tiền tổn thất ở đâu? BẢO VIỆT đã cung cấp 2 công ty giám định tổn thất tại Chi Lê và sẽ trả tiền tổn thất cho các doanh nghiệp nhập khẩu Chilê (nếu xẩy ra) thông qua các Đại lý của Lloy’D tại Chilê là S.B Dawson y Cia., Ltda và Gibbs & Cia., S.A.C.

Thương vụ Việt nam tại Chi Lê

Trade Office, Embassy of Vietnam in Chile

Add: Eliodoro Ya#ez # 2887, Providencia, Santiago, Chile

Tel: (+56- 2) 232 1135 & 232 1394 - FaxThương vụ Việt nam tại Chi Lê

Trade Office, Embassy of Vietnam in Chile

Mobile: (+56 98) 920 1942 & (+56 99) 911 5573

Email: vietradeincl@mot.gov.vn & vietradeinchile@gmail.com

Website (Ministry of Trade of Vietnam): www.mot.gov.vn

Thương vụ Việt nam tại Chi Lê đã liên hệ với Tổng công ty Bảo Việt, cung cấp tỷ lệ phí bảo hiểm cho tất cả các loại hàng hoá xuất nhập khẩu (như Phụ lục I). Ngoài ra, điều quan trọng nhất để thuyết phục các doanh nghiệp nước ngoài chấp nhận nhập khẩu theo điều kiện CIF, liên quan đến việc đền bù tổn thất hàng hoá là việc đòi tiền tổn thất ở đâu? BẢO VIỆT đã cung cấp 2 công ty giám định tổn thất tại Chi Lê và sẽ trả tiền tổn thất cho các doanh nghiệp nhập khẩu Chilê (nếu xẩy ra) thông qua các Đại lý của Lloy’D tại Chilê là S.B Dawson y Cia., Ltda và Gibbs & Cia., S.A.C.

Về giá cước tầu:

Thương vụ đã liên hệ với các hãng tầu trong nước, cung cấp giá cước container, đối với hàng hoá xuất khẩu từ các cảng Việt nam đi Chi Lê cho các doanh nghiệp trong nước tham khảo như sau:

CẢNG ĐI (VN)

CẢNG ĐẾN

(CHI LÊ)

Giá cước

20’DC

Giá cước

40’DC

Giá cước

40’HC

Thời gian đến dự kiến

TP Hồ Chí Minh

 

SAN ANTONIO

 

USD 2.300

USD 4.400

USD 4500

42 ngày

Hải phòng

USD 2.400

USD 4.400

USD 4600

//

TP Hồ Chí Minh

VALPARAISO

 

USD 2.600

USD 4.700

USD 4800

44 ngày

Hải phòng

USD 2.700

USD 4.800

USD 4900

//

Giá chính thức do từng hãng tầu cung cấp tại từng thời điểm. Thương vụ đã gửi kèm danh sách 31 hãng tầu biển tại Việt Nam cho các doanh nghiệp liên hệ (Xem tại Phụ lục II).

Doanh nghiệp xuất khẩu cần biết

TỶ LỆ PHÍ BẢO HIỂM HÀNG HÓA

1) Nếu là hàng đóng container, điều kiện bảo hiểm "A" (mọi rủi ro):

a- Các mặt hàng giầy dép, may mặc, đồ thể thao, săm lốp ô tô, xe máy:

Tỷ lệ phí bảo hiểm khoảng trên dưới 0.2%.

b- Các mặt hàng chè, cà phê, điện dân dụng, điện tử, hàng mây tre, máy móc, thiết bị, đồ dân dụng, nước ép trái cây, thực phẩm đóng hộp, mì ăn liền, đồ gỗ, đồ chơi trẻ em, đồng và các sản phẩm, bột cá, các sản phẩm từ gỗ, rượu vang, dầu cá, hóa chất, thực phẩm đông lạnh và đồ ăn nhanh:

Tỷ lệ phí bảo hiểm dao động trong khoảng từ 0.25% - 0.3%.

c- Các mặt hàng gốm sứ, hoa quả tươi, hải sản đông lạnh:

Tỷ lệ phí từ 0.45% - 0.5%.

2) Hàng đóng bao, đóng thùng (kiện gỗ) không để trong container:

+ Các mặt hàng nói ở điểm 1 (a): Tỷ lệ phí từ 0.3% - 0.35%

+ Các mặt hàng nói ở điểm 1 (b): Tỷ lệ phí từ 0.35% - 0.40%

+ Các mặt hàng gốm sứ : Tỷ lệ phí 0.9%

Doanh nghiệp Việt Nam có thể mua bảo hiểm tại TỔNG CÔNG TY BẢOVIỆT (BẢOVIỆT thuộc Tập đoàn bảo hiểm VN), khi xuất khẩu giá CIF và nhập khẩu giá CFR (INCOTERMS 2000).

Chi tiết, xin vui lòng liên hệ với:

Phòng Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa

ĐT 04.825.4922, 824.6971, 934.5253

Fax: 04.825.7339 & 825.7188.

Email: kd-hanghoa-vptct@baoviet.com.vn Website: www.baoviet.com.vn

BẢOVIỆT sẽ cung cấp danh sách các đại lý của mình tại các Tỉnh và Thành Phố trong toàn quốc và cung cấp danh sách các đại lý của Lloy’D tại các nước, để doanh nghiệp thông báo cho nhà nhập khẩu yên tâm, nếu có tổn thất xẩy ra, đại lý của Lloy’D tại các nước sở sẽ cử giám định viên đến giám định tổn thất, BẢO VIỆT sẽ làm thủ tục bồi thường tổn thất rất nhanh chóng.

PHỤ LỤC II

1. WANHAI LINES LTD & INLACO SAIGON

Địa chỉ: 194 Nguyễn Công Trứ, Quận 1

Điện thọai: 8211297; 8225720

Fax: 8251883; 8243219

Web site: www.wanhai.com

Mr. Joseph Lin - Trưởng Đại diện WH

Mr. Erwin Hsu - Phụ trách Marketing WH

2. APM - SAIGON SHIPPING CO.LTD

Địa chỉ: Lầu 7, Landmark Building, 5B Tôn Đức Thắng, Quận 1

Điện thọai: 8230015

Fax: 8230013

Web site: www.apmss.com

Mr. Morten Bruehl - Tổng giám đốc

Mr. Jesper Groennebaek - Giám đốc Tiếp thị (Sales & Marketing Manager)

Mr. Shehan Goonewardene - Chief Account

3. RCL & VINATRANS

Địa chỉ: Tầng trệt, Vinatrans Building, 147 Nguyễn Tất Thành, Quận 4

Điện thọai: 8259561; 8259562; 8259764

Fax: 8259560

Mr. David Chew - đại diện RLC

Mr. Khun Sutep Tranantasin - Vice President

Mr. Mark Ho - Assistant General Manager/Regional Operation Manager

4. CNC, CONTSHIP, KIEN HUNG & VIETFRACHT

Địa chỉ: Lầu 1, Saigon Port Building, 3 Nguyễn Tất Thành, Quận 4

Điện thọai: 8267446; 8267442; 8267443

Fax: 8267438

Mr. Y.S.Chung - Giám đốc điều hành INTEGRITY SHIPPING CO.,LTD kiêm Đại diện CNC

Mr. Hank Chung - Phụ trách Marketing INTEGRITY SHIPPING CO.,LTD

Mr. Tom Chung - Đại diện CNC

5. APL & ASACO/VIETFRACHT

Địa chỉ: lầu 8, Diamond plaza, 34 Lê Duẩn, Quận 1

Điện thọai: 8221199

Fax: 8227880

Web site: www.apl.com

Ms. Ong Toi Kin - Trưởng Đại diện APL

Mr. Tharatorn Srisakul - Phụ trách APL Logistics

6.HEUNG A & VIETFRACHT

Địa chỉ: lầu 2, 11 Nguyễn Công Trứ, Quận 1

Điện thọai: 8210806; 8212687; 8212688

Fax: 8210810; 8211050

Web site: www.heunga-co.kr

Mr. Jae Seon Hong - Đại diện Heung A

7.EVERGREEN, HATSU MARINE & PHƯỚC VINH SƠN

Địa chỉ: 54 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1

Điện thọai: 9103559; 9103565

Fax: 9103525

Web site: www.evergreen-marine.com.tw

Mr. Daniel Wu - Đại diện EMC

Mr. Charles Yu - Đại diện EMC

8. DSR, LLOY TRIESTINO & VICONSHIP

Địa chỉ hãng tàu Lloyd Triestino: lầu 1, Saigon Port Building, 3 Nguyễn Tất Thành, Quận 4

Địa chỉ hãng tàu DSR: tầng trệt, VOSA Building, 11 Nguyễn Công Trứ, Quận 1

Địa chỉ Đại lý: tầng trệt, VOSA Building, 11 Nguyễn Huệ, Quận 1

Mr. Trần Hòa Bình - Tổng giám đốc VICONSHIP

Mrs. Trương Thị Tố Quyên - Trưởng phòng Đại lý DSR

Mr. Hòang Đình Quảng - Trưởng phòng Đại lý Lloyd Triestino

9. P&O NEDLLOYD & C.TY ĐẠI LÝ P&O NEDLLOYD/VITRANSCHART

Địa chỉ: lầu 11, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1

Điện thọai: 9100097

Fax: 9100114; 9100119

Web site: www.ponl.com

Mr. Michael Dam - Schmidt - Trưởng Đại diện

10. SAMUDERA & PAL SHIPPING AGENCY

Địa chỉ: 16 Phó Đức Chính, Quận 1

Điện thọai: 9141102; 9141103

Fax: 9141104

E-mail: pal@hcm.vnn.vn

Mr. Jimmy Wong - Trưởng Đại diện

11. YANG MING & CONTINENTAL SHIPPING AGENCY CORP

Địa chỉ: phòng 810, lầu 8, Sunwah Tower Building, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1

Điện thọai: 8219257

Fax: 8219259

Web site: www.yml.com.tw

Mr. Gerry Liu - Đại diện kiêm Phó GĐ Continental Shipping Agency Corp

Mr. Filip Liu - Phó Đại diện

12. DONGNAMA & SAFI

Địa chỉ hãng tàu: lầu 12, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. HCM

Web site: www.safi.com.vn

Địa chỉ Đại lý: 39 Đòan Như Hài, Quận 4

Điện thọai: 8253609; 8263125

Fax: 8253610; 8254371

Mr. Johnny Park - Đại diện

13. CHINA SHIPPING & VOSA SG

Địa chỉ: lầu 2, Vosa Building, 7 Nguyễn Huệ, Quận 1

Điện thọai: 8225324; 8242277; 8210267; 8213934

Fax: 8212795

Web site: www.cnshipping.com

Mr. Lu Wen Qi - Trưởng Đại diện

14. ZIM ISRAEL NAVIGATION & VINATRANS

Địa chỉ: lầu 1, Vinatrans Building, 147 Nguyễn Tất Thành, Quận 4

Điện thọai: 9404257; 9404505

Fax: 9404474

Mr.Michael W.T. Kwok - Đại diện

15.NYK LINE & VITAMAS

Địa chỉ: lầu 6, Saigon Riverside Office Center, 2A - 4A Tôn Đức Thắng, Quận 1

Điện thọai: 8235616 - 17 - 18 - 19

Fax: 8235614 - 15

Web site: www.nykline.com

Mr. Tetsuji Kohara - Trưởng Đại diện

Mr. Kyoseke Noguchi - Phó Đại diện

16.MAERSK SEALAND

Địa chỉ: 26 Phùng Khắc Khoan, Quận 1

Điện thọai: 8243252

Fax: 8231395

Web site: www.maersksealand.com

Mr. Peter Berendsen Svarrer - Trưởng Đại diện

Mr. Jesper Maajen - Phó Đại diện

17.HAPAG - LLOYD & VINALINK

Địa chỉ: lầu 2, Vinatrans Building, 147 Nguyễn Tất Thành, Quận 4

Điện thọai:8255339

Fax: 8255340

Web site: www.hlcl.com

Mr. Nguyễn Nam Tiến - Giám đốc Vinalink

Mrs. Trần Xuân Hồng - Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng Đại lý

18.PIL, ACL & TRANSIMEX SG, I.T.L.

Địa chỉ: 172 Hai Bà Trưng, Quận 1

Điện thọai: 8230029; 8295033; 8220013

Fax: 8228566; 8296011

Web site: www.pilship.com

Địa chỉ I.T.L.: 134 Lê Lai, Quân 1

Điện thọai: 9254183; 9254185

Fax: 9254184

Web site: www.aclship.com

Mr. Trần Hồng Đởm - Tổng Giám đốc

19.HANJIN SHIPPING CO.& HL CARGO

Địa chỉ Hãng tàu Hanjin: Lầu 10, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1

Điện thọai: 8451580

Fax: 8451582

Web site: www.hanjin.com

Địa chỉ đại lý HL Cargo: 208 -210 Khánh Hội, Quận 4

Điện thọai: 9406327

Fax: 9406328

Mr.Su Han Kim - Đại diện

Mr. Kim Young Hee - Trưởng Đại diện

20. UASC,CSAV & OCEAN WAY, SAMTRA

Địa chỉ Hãng tàu: lầu 11, OSIC Building, 8 Nguyễn Huệ, Quận 1

Điện thọai: 8256148

Fax: 8256150; 8228316

Địa chỉ Đại lý Ocean way: A59 Nguyễn Thần Hiến, Quận 4

Điện thọai: 8254683; 8260470

Fax: 9404321

Địa chỉ Đại lý Samtra: 75 Nguyễn Trường Tộ, Quận 4

Điện thọai: 9401372

Fax: 9401384

Mr. Andrew Kerr - Trưởng Đại diện

21. COSCO & COSFI

Địa chỉ: lầu 1, 47 Phó Đức Chính, Quận 1

Điện thọai: 8217124; 8213697

Fax: 8217125

Web site: www.cosfivn.com

Mr. Yin Sin Chin - Trưởng Đại diện kiêm Giám đốc COSFI

22.CCNI, WILHEMSON & SUNNY TRANSPORTATION CO.,LTD

Địa chỉ: 146 Khánh Hội, Quận 4

Điện thọai: 9402741; 9402805

Fax: 9402740

Web site: www.sunnytrans.com.vn

Mr. Bùi Quốc Hùng - Giám đốc

23.TMM,LYKE LINES & VINAFREIGHT

Địa chỉ: A8 Trường Sơn, Quận Tân Bình

Điện thọai: 8446409

Mr. Nguyễn Bích Lân - Giám đốc Vinafreight

24. JARDIN SHIPPING AGENCIES & VINAFREIGHT

Địa chỉ: R G, lầu 8 OSIC Building, 8 Nguyễn Huệ, Quận 1

Điện thọai: 82744350

Fax: 8274346

Mr. Nguyễn Uy Vũ - Văn phòng Đại diện

25. MSC & CÔNG TY ĐẠI LÝ MSC

Địa chỉ: lầu 4, OSIC Building. 8 Nguyễn Huệ, Quận 1

Điện thọai: 8275212 - 214

Fax: 8275216

Mr.Hòang Trọng Giang - Giám đốc

26.OOCL & GMT

Địa chỉ: tầng trệt, H.O.C Building, 2 Thi Sách, Quận 1

Điện thọai: 8292578, 8292576

Fax: 8242522

Web site: www.oocl.com

Mr. Albert Chen - Đại diện

27.VINAFCO SHIPPING COMPANY

Địa chỉ: 26 Nguyễn Trường Tộ, Quận 4

Điện thọai: 8265953, 8265954

Fax: 8264353

Web site: www.vinafco.com

Mr. Vũ Hòang Bảo - Phụ trách văn phòng đại diện tại TP.HCM

28. KMTC

Địa chỉ: tầng 7 Habour View Tower, 35 Nguyễn Huệ, Quận 1

Điện thọai: 8218580

Fax: 8214436

Mr. Erick Kim - Đại diện KMTC

29. GERMATRANS & GERMADEPT

Địa chỉ: tầng 15 Habour View Tower, 35 Nguyễn Huệ, Quận 1

Điện thoại: 9140141

Fax: 8215189

Web site: www.germatrans.com.vn

www.germadept.com.vn

30. TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (VINALINES)

Địa chỉ: Toà nhà Trung tâm TTTM Quốc tế (OCEAN PARK)

Số 1, Đào Duy Anh, Phường Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội.

Tel: (84- 4) 577 0825/26/27/28/29/30

Fax: (84- 4) 577 0850/60

EMAIL: vnl@vinalines.com.vn

Website: http://www.vinalines.com.vn/

31/ VINASHIN NEW WORLD LOGISTIC JOINT STOCK COMPANY

I/ Head Office:

40 Le Hong Phong Street, Nha Trang City, Khanh Hoa Province, Vietnam

Tel: +84 58 877637

Fax: + 84 58 877638

Email: salesvnw@vinashinnewworld.vn

Website: http:// http://www.vinashinnewworld.com/

PIC: Nguyen Doan Chinh / General Director

Cell phone: 00-(84)-0913 472 242

II/ Branch Office in Ho Chi Minh City:

03A Ngo Van Nam Street, District I, Ho Chi Minh City, Vietnam

Tel:+(84)-8-8248216/2913186

Fax: +(84)-8-8248217.

Email: vnwbranch@vinashinnewworld.vn

PIC: Mai Thu Binh / Director of Branch

Cell phone: 00-(84)-0903 751 596

III/ Branch Office in Quang Ngai City:

415 Le Loi Street, Quang Ngai City, Viet Nam

Tel: +84-55-813997

Fax: +84-55-813998

Email: newworldbranch@vnn.vn

PIC: Phan Van Huong

Cell phone: 00-(84)-0914158 354

IV/ Hanoi Representative Office

Room 905, 44B Ly Thuong Kiet, Hanoi.

Email: support@vinashinnewworld.vn

Tell: +84 04.9342728.

Fax: +84 04.9342729.

PIC: Nguyen Thi Lan Anh

Cell phone: 00-(84)-0913 569 879

V/ Local Agent in Hai Phong

TONKIN Logistics Company

Add: Room 6., 3Floor., No3 Le Thanh Tong Str.,

Ngo Quyen Dist .,Hai Phong City ., Viet Nam

Tel: 00 (84) - 31.3552.872

Fax: 00 (84) - 31.3552.873

Email: tonkinvietnam@hn.vnn.vn, tonkinhpg@hn.vn.vn

PIC : Mr. HAI

Cell phone: 00-(84)-903 444 966



E-TradeNews
Báo cáo phân tích thị trường