Nguyên nhân chính là do có sự cải tiến trong các phương pháp canh tác. Mặc dù vậy, sản lượng hiện nay vẫn còn khá thấp so với những năm trước. Tại Kenya, sản lượng có sự biến dộng lớn, chẳng hạn như mức cao nhất là 129.000 tấn niên vụ 1987/88 nhưng niên vụ 2003/04 con số này chỉ đạt 48.000 tấn do ảnh hưởng của thời tiết và giá cả trên thị trường. Dự báo những nhân tố này sẽ tiếp tục tác động tới sản lượng trong dài hạn.
Theo báo cáo, sản xuất cà phê của Kenya nhìn chung biến động theo chiều hướng giảm và xu thế này sẽ còn tiếp tục trừ khi có những thay đổi về chính sách hiện hành. Những đồn điền cà phê vừa và lớn vẫn sử dụng lao động thủ công để tiến hành thu hoạch cà phê khiến cho chi phí sản xuất rất cao. Họ trả tiền công bằng tiền mặt cho công nhân thay vì sử dụng những lao động thuộc những gia đình khó khăn như những hộ sản xuất quy mô nhỏ. Thậm chí một số chủ đất đã từ bỏ cây cà phê và theo đuổi những cây trồng sinh lời khác hoặc theo những doanh nghiệp có lãi hơn.
Thay đổi trong chính sách
Nửa cuối năm 2006, chính phủ Kenya đã ban bành một luật mới thường được gọi là "Cửa sổ thứ hai" theo đó duy trì song song cùng với hệ thống đấu giá. Trước kia, cà phê được bán theo hệ thống kinh doanh trung ương thuộc sàn giao dịch cà phê Nairobi. Một số nhà phân tích cho rằng việc duy trì một hệ thống như vậy đã cản trở nông dân. Luật mới định nghĩa cửa sổ thứ 2 như một thoả thuận hợp đồng giữa nông dân, các đại lý marketing và khách mua bên ngoài Kenya về việc mua bán cà phê sạch. Các tổ chức marketing phải tập trung mọi khả năng tiếp cận thị trường thế giới, thực hiện nghiên cứu thị trường và bảo lãnh cho những khoản vay ngân hàng của nông dân.