Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ý kiến chuyên gia về thành lập doanh nghiệp
25 | 09 | 2007
Thành lập doanh nghiệp: những quy trình sau đăng ký kinh Thành lập doanh nghiệp: những quy trình sau đăng ký kinh doanh vẫn còn phức tạp và gây tốn kém về thời gian và tiền của cho các chủ doanh nghiệpdoanh vẫn còn phức tạp và gây tốn kém về thời gian và tiền của

· Phải thừa nhận là việc đăng ký thành lập doanh nghiệp Việt Nam đã dễ dàng hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục cải thiện thủ tục sau đăng ký kinh doanh và trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Những quy định về thủ tục đối với việc sửa đổi nội dung giấy ĐKKD khi doanh nghiệp có thay đổi gì về lĩnh vực và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp còn cứng nhắc. Chẳng hạn như quy định Giám đốc lại phải lên tận Phòng Đăng ký kinh doanh để ký vào các sửa đổi thông tin trong đăng ký kinh doanh - làm mất thời gian của giám đốc doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2005 vừa mới được Quốc hội thông qua có thể cải thiện được một chút tình hình nhưng vẫn mắc phải một vấn đề: doanh nghiệp vẫn phải đăng ký các lĩnh vực kinh doanh từ đầu, nếu không trong quá trình hoạt động, có gì thay đổi, doanh nghiệp phải đi đăng ký lại. Tôi nghĩ nên đổi theo hướng là doanh nghiệp chỉ cần đăng ký những gì doanh nghiệp không làm để đỡ mất thời gian đi xin sửa đổi ĐKKD.

Trong một điều tra Vision & Associates thực hiện giúp CIEM và GTZ tìm hiểu về con đường mà một doanh nghiệp phải đi qua để biến một ý tưởng kinh doanh thành hiện thực đã cho thấy thủ tục hành chính thực sự đang là một rào cản cho việc thực hiện ý tưởng kinh doanh. Trong khi việc đăng ký kinh doanh tạm ổn với doanh nghiệp thì những thủ tục sau đó như xin giấy phép kinh doanh cho những ngành nghề có điều kiện, đăng ký mã số thuế và mua hóa đơn VAT, xin giấy phép xây dựng nhà xưởng (đối với DN sản xuất) vẫn còn rắc rối và phiền hà đối với doanh nghiệp. Hơn nữa trong quá trình này, ngoài những chi phí chính thức, doanh nghiệp phải mất một khoảng thời gian dài, nguồn lực con người với nhiều khoản chi không chính thức. Tôi xin lấy ví dụ về việc mua hóa đơn VAT. Thông thường doanh nghiệp phải xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng minh đã dùng hết một cuốn hóa đơn rồi đề được mua cuốn tiếp theo. Một doanh nghiệp đôi khi phải thuê một nhân viên chỉ để phụ trách vấn đề này.

Tất nhiên so với nhiều nước, chi phí thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn cao, nhưng theo tôi, các chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến tiết kiệm được thời gian và không phải chi những khoản chi không chính thức.

Ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc, Tổng Giám đốc, Vision & Associates

· Cần đưa ra cơ chế mới để đơn giản hóa các quy định theo hướng đưa tất cả các thủ tục sau ĐKKD về một quy trình, chẳng hạn mã số ĐKKD nên được dùng làm mã số thuế luôn (như mỗi công dân có một chứng minh thư với mã số duy nhất), và các cơ quan liên quan phối hợp, chia xẻ thông tin và trách nhiệm để giải quyết các khâu cần thiết khác cho DN. Trên thực tế sự phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt, DN cứ phải lần lượt đi gõ từng cửa, làm từng khâu thủ tục, nên gây nhiều khó khăn và mất thời gian cho DN. Hóa đơn của DN thì nên để từng DN tự phát hành, không nên để Bộ Tài chính là nơi phát hành hóa đơn vì hóa đơn của Bộ Tài chính dễ bị một số DN lợi dụng biến thành một sản phẩm có giá, được mua đi bán lại trên thị trường.

Bà Phạm Chi Lan, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ



Theo kinhdoanh.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường