Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Việt Nam trong Báo cáo kinh doanh 2008: Mở rộng cơ chế tiếp cận tín dụng, chậm đổi mới cải cách doanh nghiệp
28 | 09 | 2007
26 tháng 9 năm 2007, bản báo cáo mới nhất của IFC và Ngân hàng Thế giới (World Bank) “Hoạt động kinh doanh năm 2008” (Doing Business in 2008) cho biết, môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng được cải thiện và mở rộng đối với các nhà đầu tư .

Bản báo cáo này được IFC và Ngân hàng Thế giới xuất bản hàng năm, kể từ năm 2003, với mục đích đánh giá hoạt động kinh doanh của các quốc gia trên 10 chỉ tiêu : khởi nghiệp kinh doanh, cấp phép thành lập doanh nghiệp, thuê mướn nhân công, đăng ký sở hữu, khả năng tiếp cận nguồn tài chính, bảo vệ nhà đầu tư, chi phí về thuế, hoạt động xuất nhập khẩu, mức độ tuân thủ hợp đồng và giải thể doanh nghiệp.


Số liệu thống kê của báo cáo cho thấy Việt Nam đã có cơ chế thông thoáng hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụng như tài sản có thể được dùng để ký quỹ. Bộ Luật dân sự năm 2005 và Nghị định 163/2006 cho phép doanh nghiệp sử dụng tất cả tài sản không có định dùng cho nợ bảo đảm (tài sản hiện tại và tương lai, tài sản vô hình và hữu hình) nếu như doanh nghiệp có bảng miêu tả về các tài sản đó và tuân thủ theo đúng nguyên tắc ký quỹ. Việt Nam cũng đã ban hành Luật Chứng khoán, cho phép thành lập các trung tâm giao dịch và thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tăng cường bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư thông qua Luật Doanh mới được ban hành nhưng chưa đáng kể.


Báo cáo chỉ ra ba lĩnh vực đang bị đánh giá là còn yếu nhất ở Việt Nam, đó là: bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, giải thể doanh nghiệp và vấn đề về thuế. Cơ chế giải thể doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Vì vậy, kết quả là có rất ít doanh nghiệp tuân thủ và làm theo đến cùng theo đúng như các quy tắc và trình tự quy định.


Đối với các nước trong khu vực, bản Báo cáo chỉ ra rằng các nước trong khu vực Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương như Trung Quốc, Indonesia, Micronesia và Việt Nam có sự đổi mới trong cơ chế mở rộng tiếp cận tín dụng. Các nước như Lào, Malaysia và Đông Timor có sự đổi mới trong cơ chế thành lập doanh nghiệp.


Chỉ số xếp hạng về đổi mới doanh nghiệp của các nước có sự sụt giảm đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Singapore, sau hai năm thực hiện cải cách đổi mới kinh doanh đã đứng trong top dẫn đầu của 178 nền kinh tế trong việc mở rộng môi trường kinh doanh. Hồng Kông (Trung Quốc) đứng thứ 4, theo sau là Thái Lan với vị trí 15, Malaysia (24), Đài Loan (Trung Quốc) ở vị trí 50, Mongolia (52), Trung Quốc (83), Việt Nam (91), Indonesia (123), Philippines (133), Campuchia (145), Lào (164) và Đông Timor đứng thứ 168.


Báo cáo này là sự nỗ lực của hơn 5000 chuyên gia tại các nước và các chuyên gia nước ngoài bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, luật sư, kế toán, chính quyền địa phương và các Viện kinh tế hàng đầu trên thế giới. Những người này đã cung cấp về phương pháp nghiên cứu và nhìn nhận về sự phát triển hoạt động kinh doanh của các nước.


Để tìm hiểu nội dung chi tiết của báo cáo mời tham khảo tại: http://www.doingbusiness.org/documents/DB-2008-overview.pdf



Trích dịch Trang Nhung (www. agro.gov.vn)
Báo cáo phân tích thị trường