Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Dứa “đồ hộp” Việt Nam vươn xa: Từ thị trường Nga tới Hoa Kỳ
03 | 10 | 2007
Xuất khẩu dứa 8 tháng đầu năm 2007 diễn ra thuận lợi. Dứa đóng hộp xuất khẩu với số lượng lớn sang thị trường Nga, Đức, Hoa Kỳ. Trong khi đó, dứa đông lạnh được xuất khẩu ổn định đi thị trường Hà Lan, Ai Len. Ngoài các yếu tố như nguồn cung cấp dứa ổn định, chất lượng dứa khá đồng đều, giá xuất khẩu ổn định, thì thị trường dứa xuất khẩu được mở rộng dần từ tháng 6.
Trong 3 tháng đầu năm, dứa xuất khẩu vào 9 thị trường truyền thống, thì từ tháng 7,8, thị trường đã mở rộng sang các thị trường mới như Ukraina, Romania, Úc. Những chính sách xúc tiến thương mại đang thực sự rất cần thiết để tạo đầu ra ổn định cho loại cây trồng có nhiều lợi thế này.

Nguồn cung dứa đạt mức cao vào tháng 03 đã hỗ trợ hoạt động xuất khẩu mạnh, do là tháng thu hoạch dứa. Kim ngạch xuất khẩu dứa trong tháng 03 đạt xấp xỉ 1,4 triệu USD, chiếm 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của cả nước, trung bình tăng gấp 1,5 đến 1,6 lần so với hai tháng đầu năm. Thời gian này các doanh nghiệp xuất khẩu dứa sang 09 thị trường chính. Kim ngạch xuất khẩu dứa sang hầu hết các thị trường đều tăng, trong đó Nga, Hà Lan, Đức là thị trường có mức tăng kim ngạch lớn. Trong đó thị trường Nga, Hà Lan và Hoa Kỳ là những thị trường xuất khẩu dứa có kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm từ 13% đến 29,4% tổng kim ngạch xuất khẩu dứa của cả nước trong thời gian này.

duaxk6t07.gif

Nguồn: vinanet

Nga vẫn là thị trường dẫn đầu trong các nước nhập khẩu dứa của Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu dứa. Nhu cầu thực phẩm đóng hộp của người dân Nga đang tăng. Hiện nay, 80% người tiêu dùng Nga mua những sản phẩm đóng hộp như rau, đậu, hoa quả, salat, đồ ăn nhanh và đồ uống đóng hộp. Thị trường Nga – thị trường xuất khẩu dứa lớn nhất nước ta, với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 400 nghìn USD, chiếm 29,4 % tổng kim ngạch xuất khẩu dứa của cả nước. Tại thị trường Hà Lan dứa xuất khẩu chủ yếu dưới dạng đông lạnh với đơn giá xuất khẩu trung bình là 950,2 USD/tấn. Trong đó lô hàng xuất khẩu với đơn giá cao nhất là 1.250 USD/tấn và lô hàng xuất khẩu có đơn giá thấp nhất là 720 USD/tấn. Trong tháng 03/07 xuất khẩu dứa sang thị trường Hoa kỳ tăng rất mạnh, tăng lần lượt 64 % đến 84 % so với tháng 01 và tháng 02/07. Đơn giá xuất khẩu khá đồng đều, dao động trong khoảng từ 8,8 USD đến 10 USD/thùng.

duatt6t07.gif

Nguồn: vinanet

Trong tháng 6, xuất khẩu dứa sang thị trường Đức tăng mạnh, đứng hàng thứ ba sau Nga và Hà Lan về kim ngạch xuất khẩu dứa của cả nước Trong 06 tháng đầu năm 2007 tổng kim ngạch xuất khẩu dứa cả nước ta đạt xấp xỉ 8 triệu USD, trong đó bốn thị trường lớn nhất cho loại mặt hàng này là: Nga, Hà Lan, Đức, Hoa Kỳ .

Dứa xuất khẩu đi Nga, Hoa Kỳ được giá

Giá xuất khẩu dứa đông lạnh đi thị trường Hà Lan, Hoa Kỳ đạt mức cao, trình bình 950,2 USD/tấn, lô hàng có đơn giá cao nhất có thể lên tới 1250 USD/tấn, trong khi đó, giá cùng loại xuất khẩu đi Ai Len đạt thấp hơn trung bình chỉ ở mức trên 900 USD/tấn, dao động từ 800-910 USD/tấn.

Giá xuất khẩu dứa đóng hộp dao động từ 8 đến 11 USD/thùng, chủ yếu xuất khẩu đi thị trường Nga, Hoa Kỳ. Trong đó những lô hàng có đơn giá cao nhất đi Nga có thể lên tới 20 USD/thùng (FOB, Cảng Cát Lái Hồ Chí Minh).

Giá dứa xuất khẩu tháng 3/2007 theo thị trường và chủng loại

Mặt hàng

Giá trung bình

Giá cao nhất

Giá thấp nhất

Cảng

Thị trường

Dứa đóng hộp

20 USD/thùng

FOB, Cảng Cát Lái HCM

10 USD/thùng

8,8 USD/thùng

FOB, Tân Cảng Tp.HCM

Hoa Kỳ

11 USD/thùng

8 USD/thùng

FOB, Tân Cảng Tp.HCM

Nga

Dứa đông lạnh

985 USD/tấn

1250 USD/tấn

720 USD/tấn

Hà Lan, Hoa Kỳ

903,3 USD/tấn

910 USD/tấn

800 USD/tấn

Ai Len

911 USD/tấn

Hà Lan

Nguồn: rauhoaquavietnam.com.vn

Cảng Hải Phòng: giá dứa đóng hộp xuất khẩu ổn định, giá dứa đóng thùng giảm

Bên cạnh cảng Cát Lái, Tân Cảng, Tp.HCM, trong ba tháng từ tháng 6 đến tháng 8, hoạt động xuất khẩu dứa tại Cảng Hải Phòng khá nhộn nhịp với hai loại dứa đóng hộp và dứa đóng thùng, chủ yếu đi các thị trường Nga, Đức, Romania.

Cuối tháng 6, gần 5.000 kiện dứa đóng hộp xuất khẩu sang thị trường Romania qua cảng Hải Phòng. Đây là được đánh giá là thị trường mới của nước ta, cần có các hoạt động xúc tiến thương mại để xuất khẩu sang thị trường này với số lượng lớn hơn nữa. Đơn giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng này là 11 USD/kiện. Giá mỗi thùng dứa xuất khẩu dao động từ 8,50 đến 11,30 USD/thùng (FOB, Cảng Hải Phòng), mức giá này được duy trì trong suốt tháng 07/07. Trong tháng 8, giá dứa đóng hộp xuất khẩu dao động từ 0,31 đến 0,49 USD/lon, nhìn chung khá ổn định so với tháng 7/2007. Trong khi đó các lô hàng dứa xuất khẩu dưới dạng đóng thùng có sự sụt giảm về giá xuất khẩu trung bình. Đơn giá xuất khẩu trung bình của dứa đóng thùng là 3,81 USD/thùng, giảm so với mức giá trung bình là 4,59 USD/thùng trong cùng thời kỳ tháng 07/07.

duaxkhp.gif

Nguồn: rauhoaquavietnam.com.vn

Giá dứa xuất khẩu Tháng 6-8/2007 theo thị trường & chủng loại

FOB-Hải Phòng

Mặt hàng

Giá trung bình

Giá cao nhất

Giá thấp nhất

Tháng

Thị trường

Dứa đóng hộp

11 USD/kiện

Tháng 6

Romania

9,22 USD/thùng

Tháng 7

Nga

0,49 USD/lon

0,31 USD /lon

Tháng 8

Nga

Dứa đóng thùng

4,56 USD/thùng

Tháng 6

Đức

11,3 USD/thùng

8,5 USD/thùng

11,3 USD/thùng

8,5 USD/thùng

4,59 USD/thùng

Tháng 7

3,81 USD/thùng

Tháng 8

Nguồn: rauhoaquavietnam.com.vn

Những doanh nghiệp đang dẫn đầu

Công ty dịch vụ kỹ thuật Nông Nghiệp An Giang là một trong những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu rau quả nhiệt đới có uy tín. Thị trường xuất khẩu dứa chủ yếu là Liên Bang Nga, Hà Lan, Hoa Kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu gồm dứa đông lạnh đi thị trường Hà Lan và Hoa Kỳ với đơn giá trung bình là 985 USD/tấn, dứa đóng hộp đi thị trường Nga, với giá cao nhất có thể lên tới 20 USD/thùng, phổ biến ở mức từ 8-11 USD/thùng (FOB, Cảng Tân cảng Thành phố Hồ Chí Minh).

Tiếp đến là CTCP Hiệp Phát, kim ngạch xuất khẩu dứa của công ty này chiếm tới gần 17 % tồng kim ngạch xuất khẩu dứa cả nước trong nửa cuối tháng 3/2007. Giá dứa xuất khẩu trung bình của công ty sang hai thị trường Hà Lan và Ai Len đạt 903,3 USD/tấn. Trong đó đơn giá xuất khẩu sang thị trường Ai Len thường thấp hơn thị trường Hà Lan. Các lô hàng có đơn giá dao động trong khoảng từ trên 800 USD đến 910 USD/tấn tại thị trường Ai Len trong khi đó xuất sang thị trường Hà Lan đơn giá có thể lên đến 991 USD/tấn.

Nửa cuối tháng 3/2007, đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu dứa của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Tân Bình trong tăng đột biến, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ tháng 2/2007, lên đến 112 nghìn USD. Thị trường xuất khẩu của công ty là Hoa Kỳ, Pháp và Đức. Ngoài ra, các công ty Rau quả Nông Sản, Công ty TNHH Thương mại Vinh Phúc và công ty cổ phần rau quả Tiền Giang là các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu chiếm từ 6,8 % đến 10,8 % tổng kim ngạch dứa cả nước.

Sang nửa đầu tháng 7/2007, An Giang vẫn dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu dứa đạt 137310 USD. Công ty TNHH Dua – Dua vượt lên là doanh nghiệp đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu dứa với trên 100 nghìn USD. Dứa với mặt hàng dứa đóng hộp là chủ yếu với đơn giá trung bình là 0,38 USD/hộp. Lượng dứa xuất khẩu của công ty sang thị trường Nga giai đoạn này đạt trên 2.200 thùng, đơn giá xuất khẩu trung bình 9,22 USD/thùng.

Dứa “Cayenne” và “Queen” trên các vùng miền

Trong thời gian vừa qua, dứa là một trong 3 loại cây ăn quả chủ đạo được khuyến khích đầu tư phát triển nhằm phục vụ xuất khẩu. Sản lượng dứa Các giống được sử dụng chính bao gồm giống Queen và Cayene; Nhóm dứa Queen: Được trồng phổ biến, dễ thích nghi với khí hậu, đất đai vùng phèn mặn ĐBSCL, chịu hạn và đất nghèo dinh dưỡng ở vùng đồi miền Trung. Nhóm dứa Cayenne: Giống này phát triển tốt trên đất có pH trung tính, để đạt năng suất cao cần có biện pháp đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật. Giống Cayene là loại có năng suất cao, thích hợp để chế biến (nước quả cô đặc, nước dứa tự nhiên…). Nếu Việt Nam sử dụng giống dứa Cayen, cải tiến công nghệ, quản lý thì khả năng cạnh tranh được với Thái Lan vì cùng sử dụng một giống dứa như nhau.

Các địa phương có diện tích dứa tập trung lớn nhất cả nước là Tiền Giang, Kiên Giang ở miền Nam, Thanh Hóa, Nghệ An ở Bắc Trung bộ, Ninh Bình ở miền Bắc, Quảng Nam ở duyên hải Nam Trung bộ. Trong đó, năm 2005, sản lượng dứa của Kiên Giang có xu hướng giảm, mặc dù diện tích trồng dứa đang tăng, ở mức độ nhẹ. Do đó, theo Bộ NN&PTNT, năm 2005, Tiền Giang vượt lên là tỉnh có sản lượng dứa lớn nhất trong cả nước (121 nghìn tấn dứa tươi), sau đó đến Kiên Giang (75 nghìn tấn dứa tươi), Ninh Bình (50.700 tấn dứa tươi) và Nghệ An (39000 tấn).

kiengiang.gifninhbinh.gif
nghean.giftiengiang.gif

Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2006

Cung, cầu & chính sách nhập khẩu đồ uống, thực phẩm đóng hộp tại Nga

Cung

Khí hậu Nga khắc nghiệt mùa đông kéo dài trên 6 tháng từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, vào dip này các loại hoa quả chủ yếu trồng trong nhà kính, chi phí cao, chất lượng chưa hẳn đã tốt. Hoặc rau quả tươi bảo quản trong các kho lạnh, kho mát từ vụ này sang vụ tiếp theo, với chi phí bảo quản lớn giá thành cao, hoặc chất lượng cũng bị kém đi. Trong khi đó, ở ta đúng vụ cho các loại rau vụ đông: bắp cải, xu hào, cà chua, khoai tây, hành tây, cà rốt...

Thị trường rau và hoa quả đóng hộp trong nước chủ yếu do các công ty nước ngoài chiếm lĩnh - khoảng 90% thị phần; 10% còn lại thuộc về các nhà sản xuất của Nga. Thị trường đồ uống đóng hộp hoàn toàn do các nhà sản xuất của Nga chiếm lĩnh – 95% các loại đồ uống và nước ép được sản xuất trong nước. Các nước xuất khẩu chủ yếu rau và hoa quả đóng hộp sang Nga là Hungary, Trung Quốc. Các nước xuất khẩu chủ yếu đồ uống đóng hộp sang Nga là Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp và Hoa Kỳ.

Cầu

Thị trường thực phẩm và đồ uống sơ chế ở Nga là một trong những thị trường đang phát triển nhất. Nhu cầu thực phẩm đóng hộp đang tăng lên do một vài yếu tố như yếu tố mùa màng của thị trường thực phẩm Nga, sự biến động giá theo mùa và truyền thống của Nga trong việc bảo quản thực phẩm tại gia. Hiện nay, 80% người Nga mua những sản phẩm đóng hộp như rau, đậu, hoa quả, salat, đồ ăn nhanh và đồ uống đóng hộp. Tiềm năng tăng trưởng của rau và hoa quả đóng hộp ở Nga cao. Tỷ lệ tăng hàng năm khoảng từ 25-30% trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2008.

Các công ty xuất khẩu thực phẩm đóng hộp của Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Nga nên tham gia các hội chợ triển lãm thương mại ngành thực phẩm, trong khi đó hệ thống phân phối chưa phát triển. Mỗi năm Nga nhập khẩu trung bình trên 200 triệu lít nước quả các loại, trị giá khoảng tên 100 triệu USD, chủ yếu là nước quýt, táo, cam bưởi, nho, cà chua, dứa, xoài và một số loại nước quả tổng hợp các loại quả.

Chính sách và rào cản

Theo cơ quan thuế quan quốc gia của Liên bang Nga, rau và đồ uống đóng hộp thuộc mã HS 2001, 2002, 2003, 2004 và 2005 chịu thuế suất 15% nhưng không quá 0,075 euro/kg. Rau và đồ uống thuộc mã HS 2006, 2007, 2008 chịu thuế suất 15%. Nước ép trái cây thuộc mã HS 2009, chịu thuế suất 15%, nhưng không dưới 0,07 Euro/lít.

Việt Nam được hưởng quy chế GSP, thuế VAT là 20%. Tất cả các nhóm thực phẩm đóng hộp, nước quả nhập khẩu vào Nga đều phải được chứng nhận an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn GOST của Nga, đặc điểm sản phẩm phải được ghi rõ bằng tiếng Nga đối với tất cả các loại thực phẩm đóng hộp. Việt Nam đã xuất đựơc nước dứa sang thị trường này, nhưng chất lượng, bao bì như hiện nay đang khó cạnh tranh với hàng cùng loại của các nước đang có bán tại thị trường này. Cũng cần phải quan tâm đến thủ tục thông quan hải quan và thủ tục chứng nhận khá phức tạp.

Nguồn: Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương

Liên hệ với tác giả bài viết: Phạm Hoàng Ngân, Email: phamhoangngan@agro.gov.vn

Bài viết hợp tác giữa Trung tâm Thông tin PTNNNT với Saga và Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
http://www.saga.vn/Chuoigiatri/Xuatnhapkhau/6885.saga
http://www.cpv.org.vn/tiengviet/kinhte/details.aspx?topic=5&subtopic=11&leader_topic=85&id=BT2100760436



Hoàng Ngân (www.agro.gov.vn)
Báo cáo phân tích thị trường