Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Henry Ford - Cha đẻ của nền công nghiệp Mĩ thế kỷ 20
26 | 12 | 2007
Vào năm 1914, Henry Ford, một trong những nhà công nghiệp vĩ đại nhất, nhà tư bản giàu có nhất, đã làm sững sờ cộng đồng kinh doanh Mỹ với lời tuyên bố rằng tất cả nhân viên của Ford Motor Company sẽ được trả lương gấp 2 lần so với mức lương của bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào.

Điều gì đã khiến “nhà tư bản lớn nhất thế giới” thực hiện quyết định kỳ quặc này? Một số nhà quan sát tuyên bố “Chủ nghĩa xã hội!” - trong khi một số kẻ khác thì thầm “Điên rồ!”. Thế nhưng, trong vòng 10 năm, Ford đã chi phối được thị trường ô tô Hoa Kỳ và Henry Ford đã trở thành một trong những người giàu có nhất nước Mỹ.

Henry Ford là một thiên tài nhưng cũng là một người khiêm tốn có gốc gác từ nông thôn. Ông không phải là người biết nhiều và sáng suốt trong quan điểm xã hội nhưng nhãn mác của Henry Ford trong lịch sử làm người ta phải kinh ngạc. Vào năm 1905, trong khi 50 công ty khác cùng ngành nghề đang cố gắng đa dạng hóa sản phẩm thì Ford Motor lại cho rằng cách tốt nhất để có lợi nhuận cao nhất là thiết kế ô tô cho người giàu.

Đó là bước đi khôn khéo đầu tiên trong chiến dịch đưa ông trở thành cha đẻ của nền công nghiệp Mĩ ở thế kỷ 20. Mẫu xe T đen được giới thiệu vào năm 1908 đã được hoan nghênh bởi người dân Mĩ. Đó là một cỗ máy trong mơ không chỉ cho các kỹ sư mà còn cho cả những thương gia. Ford tiến hành đưa vào sản xuất hàng loạt, và vấn đề thực sự của ông là thị trường tiêu thụ. Ông hình dung ra nếu ông trả lương cho công nhân để có thể sản xuất nhiều hơn để giảm chi phí và thời gian, mọi người sẽ mua chúng.

Ford đã sáng chế ra hệ thống đặc quyền để bán và dịch vụ ô tô. “Road men” của Ford trở thành một phần quen thuộc của người Mỹ bản địa. Vào năm 1912 có 7,000 người buôn bán xe Ford trên khắp nước. Cùng cách đó, ông đã phát triển một cơ sở hạ tầng máy móc tự động cùng với ô tô. Ông tham gia chiến dịch bảo tồn và phát triển các hệ thống đại lộ giữa các nước, hệ thống này đã trở thành sự thèm muốn của cả thế giới.

Không ai là người truyền cảm hứng nhiều cho Ford hơn nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison. Sau thành công lớn của Model T, hai người nhìn xa trông rộng từ nông thôn Michigan trở thành bạn và đối tác doanh nghiệp. Ford đã đề nghị Edison phát triển một ắc quy điện cho ô tô và cấp vốn 1,5 triệu USD.

Sức mạnh lớn của Ford là sản xuất theo quá trình - không theo phát minh. Chỉ riêng dây chuyền lắp đặt của công ty đã đưa cả cuộc Cách mạng công nghiệp của Mỹ đi vào guồng hoạt động hết công suất. Thay vì việc để nhiều công nhân lắp một chiếc ô tô hoàn hảo, những người bạn nối khố của Ford, những người làm nên cả một cỗ máy lớn từ Scotland, đã tổ chức thành những đội lần lượt thêm các bộ phận cho mỗi mẫu T khi nó được chuyển xuống dây chuyền. Năm 1914, dây chuyền sản xuất tự động đầu tiên của thế giới đã cho ra lò một chiếc xe bốn bánh sau mỗi 93 phút.

Cùng năm đó, Henry Ford làm sốc cả thế giới với cái được cho là đóng góp lớn nhất của ông từ trước đến giờ: chiến lược tiền lương ít nhất là 5 đôla một ngày. Mức lương trung bình trong ngành công nghiệp tự động khi đó là 2,34 đôla/một ca 9 giờ. Ford không những nhân đôi mức lương đó, ông còn tiết kiệm đi một giờ làm việc trong ngày. Trong những năm đó, việc một người được trả công nhiều như vậy để làm một việc không đòi hỏi phải luyện tập hay học hỏi quá nhiều là điều không ai nghĩ đến. Tờ Wall Street đã gọi kế hoạch đó là “một tội ác kinh tế”, và giới bình luận khắp nơi đều nói đến “Chủ nghĩa Ford” với một sự coi thường. Sau đó, khi mà tiền lương tăng lên 10 đôla một ngày, ngày càng nhiều người tiếp cận được với xe hơi. Giới bình luận đã không hiểu được rằng Ford đã gián tiếp hạ thấp giá thành mỗi chiếc xe.

Vào cuối thập kỷ 20, công ty Ford hoàn có thể kiểm soát việc trồng cao su ở Braxin, có nhiều tàu trở hàng, một đường xe lửa, 16 mỏ than, và hàng nghìn héc ta đất trồng cây và nhiều mỏ quặng sắt ở Michigan và Minnesota. Công ty còn có một nhà máy khổng lồ River Rouge. Đó được coi là một thành phố hoạt động liên tục với hơn 100.000 công nhân.

Mặc dù mọi người khuyên ông nên đa dạng hóa nhưng Henry Ford vẫn tiếp tục cách nhìn một chiều. Ông không cho ra đời một thiết kế mới nào cho đến tận mẫu A năm 1927- lúc mà GM đang thắng thế.

Ông kịch liệt chống lại các tổ chức lao động, những kẻ mà ông cho là “những thứ tồi tệ nhất từng có trên trái đất”. Chỉ khi phải đối mặt với một cuộc nổi dậy năm 1941, ông mới đồng ý để Liên Hiệp hội Công nhân xe hơi tổ chức trong một nhà máy. Vào thời điểm đó, Alfred P. Sloan đã kết hợp nhiều công ty sản xuất ô tô lại thành hãng General Motors đầy uy lực với nhiều mẫu mã và giá cả hợp với mọi thị hiếu. Ông cũng tạo lập được hòa bình trong người lao động. Điều đó bỏ rơi Ford trong bụi bặm. Nếu Thế chiến thứ hai không tạo điều kiện cho Công ty tham gia vào lĩnh vực sản xuất máy bay ném bom B-24 và xe Jeep, cỗ máy V-81932 hoàn toàn đã có thể là cải cách cuối cùng của Ford.

Henry Ford mất tại Lâu đài Fair Lane năm 1947. Lúc đó ông 83 tuổi. Một trăm năm trước, kinh doanh được tiến hành do những nhà độc tài thực sự - những người đầy giàu có và quyền lực đến mức có thể mua cả một nước nếu họ muốn. Điều đó bây giờ là không thể. Tuy nhiên, nếu không có sự dẫn dắt của Henry để tạo lập ra một thị trường xe hơi rộng lớn, nước Mỹ đã không có một tầng lớp trung lưu như ngày nay.



Báo cáo phân tích thị trường