Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xung đột pháp luật trong hợp đồng thương mại quốc tế
02 | 11 | 2007
Mở rộng quan hệ làm ăn với đối tác là xu thế tất yếu và mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều vấn đề phức tạp cũng phát sinh từ đây. Một vài sự kiện được biết tới nhiều ở Việt Nam như tranh chấp thương hiệu ở nước ngoài, tài khoản của doanh nghiệp Việt Nam bị phong toả, đại diện doanh nghiệp Việt Nam bị giữ lại tại châu Âu do tranh chấp...

Bài viết trình bày một số điểm liên quan tới xung đột pháp luật trong hợp đồng thương mại quốc tế, mong các bạn cùng bổ sung và trao đổi.

1) Xung đột trong hợp đồng thương mại:
Xung đột trong hợp đồng thương mại xảy ra khi một trong các bên tham gia ký kết hợp đồng không thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ đã qui định trong hợp đồng, ví dụ: giao hàng sai qui cách, giao hàng chậm, nhận hàng không trả tiền. Bên kia không chịu. Hai phía đôi co, lời qua tiếng lại dẫn tới xung đột. Thông thường khi xảy ra xung đột có một vài phương pháp giải quyết:

- Đầu tiên là hòa giải. Tốt nhất là hai bên ngồi lại nói phải trái với nhau, vừa rẻ vừa đỡ phải dính vào kiện tụng. Cái này thường có ghi ở phần cuối của hợp đồng.

- Nếu hòa giải bất thành, thì hoặc là đem nhau ra tòa, hoặc ra trọng tài kinh tế. Tòa án có sức mạnh của pháp luật và là phán quyết cuối cùng. Nhưng trong nhiều trường hợp cũng đưa nhau ra trọng tài, lý do là vì: không phải đụng chạm đến pháp luật, để giữ chữ tín hai bên cũng cần tôn trọng phán quyết của trọng tài, cuối cùng nếu trọng tài phán vẫn không chấp nhận được thì mới đem nhau ra công đường.

2) Yếu tố quốc tế:
Ngay hợp đồng và giao dịch thương mại nội địa đã dễ có xung đột rồi, huống hồ lại dính đến cái vấn đề quốc tế ở đây.

Yếu tố quốc tế xuất hiện khi:

- Các bên tham gia ký kết hợp đồng (pháp nhân hay thể nhân) có quốc tịch khác nhau; ví dụ: DN Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu với DN Trung Quốc

- Hàng hóa hay dịch vụ là đối tượng của hợp đồng nằm ngoài lãnh thổ của một trong hai bên tham gia ký kết hợp đồng; ví dụ: hai đối tác Việt Nam nhưng lại mua bán một cái nhà bên Mỹ.

- Đồng tiền thanh toán là đồng ngoại tệ đối với một trong hai bên tham gia ký kết hợp đồng; hai đối tác Việt Nam thanh toán với nhau bằng tiền Cămpuchia.

3) Dẫn chiếu pháp luật:
Chính vì có yếu tố quốc tế nên đòi hỏi phải dẫn chiếu pháp luật khi có xung đột.

Ví dụ như Luật VN qui định nhà nhập khẩu phải thanh toán sau 60 ngày kể từ ngày nhận hàng nhưng Luật Mỹ lại qui định nhà nhập khẩu phải thanh toán sau 60 ngày kể từ ngày bán hết hàng nhập khẩu. Ở đây, nếu khi ký kết hợp đồng hai bên không làm chặt chẽ ngay từ đầu thì sẽ dẫn đến tranh chấp vì anh xuất khẩu (giả sử là VN) cứ đòi thanh toán trong khi anh nhập khẩu (Mỹ) lại bảo là từ từ đợi tớ bán xong đã. Lúc đó sẽ phải dẫn chiếu luật Mỹ hoặc luật VN xem ai sai ai đúng.

Một số nguyên tắc về việc dẫn chiếu:

- Qui định rõ luật dẫn chiếu trong trường hợp có xung đột ngay trong hợp đồng, lúc đó thì "NO TABLE" (KHÔNG BÀN), cứ theo hợp đồng mà luận.

- Áp dụng luật dẫn chiếu là luật tại nơi ký kết hợp đồng,

- Áp dụng luật dẫn chiếu là luật của một nước thứ ba;

- Áp dụng luật dẫn chiếu là luật nơi có trụ sở chính của một trong hai bên tham gia ký kết hợp đồng.



Trần Trí Dũng - saga.vn
Báo cáo phân tích thị trường