Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thầy phủ thủy Rupert Murdoch: Hóa phép cho WSJ
11 | 04 | 2008
Bốn tháng sau khi ông trùm Murdoch tiếp quản, WSJ "thay hình đổi dạng" như thế nào?
Không còn chỗ cho quá nhiều tin tức liên quan đến kinh tế - tài chính như trước đây, The Journal đã được làng truyền thông Hoa Kỳ bình chọn là một trong số những tờ báo in hàng đầu nước Mỹ tích cực đăng tải và cập nhật tin tức về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Thế nhưng, liệu bước đi mới này của Murdoch có thực sự làm hài lòng tất cả mọi người – nhất là những người trước đây vốn chỉ xem WSJ đơn thuần là một tờ thời báo kinh tế?

Thu phục lòng người bằng tài năng và cá tính

Murdoch.jpgKể từ cuối năm 2007, sau khi chính thức tiếp quản tờ nhật báo tài chính quốc gia hàng đầu Hoa Kỳ, Rupert Murdoch gần như ngay lập tức, ông bắt tay vào việc điều chỉnh nhân sự cũng như nội dung tờ báo. Sự xáo trộn trong nội bộ này đã khiến giới truyền thông Mỹ và thế giới lo ngại về ảnh hưởng của nó tới "đẳng cấp" của WSJ. May thay, điều đó đã không thành sự thật.

Vì nhiều lý do, đã có không ít nhân viên rời bỏ WSJ, mà chủ yếu là vì bất bình với Murdoch. Trong suy nghĩ của họ, việc ông tiếp quản WSJ là một “cuộc tiếm ngôi hèn nhát”. Cũng có không ít người công khai gọi ông là kẻ xâm lược, là tên cướp biển đáng khinh.

Những người quyết định ở lại với WSJ nguyên do chính là vì họ đã đặt trọn niềm tin vào ông trùm. Có thể nói tài năng kinh doanh của Murdoch thể hiện trong việc giành quyền tiếp quản WSJ là một thì đối với việc thu phục lòng người phải là mười! Tới nay, sau gần bốn tháng, tất cả những người đã gật đầu chung tay cùng Murdoch xây dựng WSJ đều hài lòng với tài cầm quân cũng như tài “điều binh khiển tướng” và trái tim luôn cùng nhịp với mọi thay đổi trong giới truyền thông của ông

Trong kỷ nguyên mà hào quang của báo in đang mỗi ngày một lu mờ, nhường chỗ cho các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại khác, Murdoch vẫn đặt mục tiêu thu hút thêm nhân viên giỏi đến với WSJ. Trong năm 2008 này, ông trùm hy vọng số lượng nhân viên của tờ báo sẽ ở mức 750 người – tăng 150 người so với thời điểm hai năm về trước.

Khai thác tin tức chính trị để làm mới “ông vua tài chính”

Không chỉ đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc quản lý nhân sự, Murdoch còn được WSJ.jpgnhân viên cấp dưới ủng hộ vì sự sáng suốt trong việc làm mới WSJ. Mặc dù bị nhiều người phản đối nhưng Murdoch vẫn kiên định với chiến lược của mình: Tập trung đăng tải và khai thác thông tin chính trị.

Robert Thomson - nguyên Tổng biên tập tờ Times of London đồng thời là người phụ tá đắc lực của ông trùm truyền thông chia sẻ: Murdoch đang lên kế hoạch mở rộng tầm phủ sóng của WSJ ra nước ngoài. Ông thực sự quan tâm tới kế hoạch khuếch trương tên tuổi của WSJ.

Thực ra kế hoạch thay đổi của Murdoch vấp phải phản đối từ giới truyền thông là vì theo họ Murdoch đã “đụng chạm tới niềm tự tôn Hoa Kỳ”. WSJ tồn tại suốt bao nhiêu năm trong làng truyền thông Hoa Kỳ như một nốt nhạc rất riêng, không thể trộn lẫn. Thiếu nó, bản nhạc truyền thông ấy chắc chắn sẽ kém phần hấp dẫn.

Hành trình của WSJ là hành trình đi tìm ngôi vị đế vương trong làng báo in về mảng kinh tế - tài chính. Kể từ những năm 40 tới nay, chưa bao giờ WSJ đi chệch khỏi quỹ đạo ấy. Thậm chí ngay cả khi một scandal đình đám nào đó làm rung chuyển thế giới truyền thông, WSJ vẫn không hề quan tâm hoặc chỉ đưa một vài tin vắn...lấy lệ.

Thế nhưng, kể từ khi Murdoch đến, mọi thứ gần như thay đổi 180 độ. Phong cách “đưa tin tài chính – phớt lờ scandal” của WSJ giờ chỉ còn là quá khứ. Với châm ngôn hiện nay: "Bạn cần gì - chúng tôi đều có", mỗi số báo của WSJ đều tập trung phần lớn tin bài cập nhật tin tức về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ - 2008.

Thông tin liên quan đến cuộc bầu cử được đăng tải ngay trên trang nhất và WSJ còn dành riêng hẳn một chuyên trang chỉ để bình luận về những sự kiện nóng của cuộc bầu cử. Tin tức chính trị, từ chỗ chỉ là một món gia vị giờ đã trở thành món ăn chính trong bữa tiệc thông tin mà WSJ dành cho độc giả mỗi ngày.

Mặc “kẻ khen người chê”, Murdoch không bao giờ từ bỏ

John Harwood, chuyên gia phân tích của kênh truyền hình CNBC – một nhân viên cũ của Journal bày tỏ: “Chiến dịch đăng tải tin tức cập nhật về cuộc bầu cử là một nỗ lực làm mới WSJ của Murdoch. Và quả thực nó cũng đã mang lại những hiệu ứng tức thì. WSJ giờ đây cũng đã bớt cứng nhắc hơn. Tuy nhiên tôi tự hỏi là liệu điều đó có làm xói mòn đi những giá trị từng mang lại vinh quang cho WSJ”?

Câu hỏi của John đồng thời cũng làm không ít người băn khoăn. Họ sợ rằng việc Murdoch tập trung quá nhiều vào tin tức chính trị vô hình trung sẽ khiến WSJ bỏ bê nguồn tin kinh tế - tài chính – thứ làm nên sự khác biệt của WSJ so với vô vàn tờ báo khác ở Hoa Kỳ.

Rupert Murdoch.jpgTuy nhiên, chuyên gia phân tích chính trị Charlie Cook lại tỏ ra hoàn toàn tán thành những bước đi mới của Murdoch. “Trước khi phán xét Murdoch, hãy nhìn thẳng vào sự thật bản chất của WSJ. Mỗi ngày tờ báo càng mất dần đi uy thế của mình. Người ta ngày càng ít tìm đến báo in để tham khảo tin tức tài chính hơn. Nếu như không vì chuyên mục góc biếm họa và một vài bài phân tích tài chính sắc sảo thì tôi tin chẳng có ma nào thèm sờ đến WSJ”.

Không chỉ riêng chính trị, The Journal còn thêm vào một vài chuyên trang mới như “Thể thao cuối tuần” và sắp tới sẽ cho ra mắt tạp chí chuyên về thời trang và du lịch. Suốt thời gian gần đây, WSJ đã quảng bá rộng rãi tạp chí này ở cả ba kinh đô thời trang London, Paris và Milan.

Với gương mặt rất tự tin, Thomson đưa tờ The Times ở Anh Quốc ra làm ví dụ cho cái mà ông ta gọi là “cuộc cách mạng tin tức”. “Một tờ báo in chỉ có thể tồn tại và nổi bật nếu họ biết cách làm mới mình. Nếu cộng đồng báo giới Hoa Kỳ xem the New York Times là đỉnh cao về chuyên môn thì tôi sẽ không hề e ngại mà khẳng định rằng cái chuyên môn ấy có vấn đề. Người đọc cần mua gì ở báo in? Tin tức đúng không? Vậy thì thực là nực cười nếu bạn có mà lại không chịu bán chỉ vì “không muốn đi ngược lại lịch sử”?

Jack Shafer – một trong những trụ cột của tờ tạp chí Slate cho hay: “Sẽ không có ai đủ sức cản bước ông trùm. Ông luôn tin tưởng bản thân cũng như khả năng phân tích của mình. Điều đó từ lâu đã tạo nên phong cách rất riêng khiến người ta phải kiêng nể ông. Bạn đừng mơ rằng mình cố tạo sức ép để ông ấy từ bỏ. Hai chữ “từ bỏ” không hề có trong từ điển của Murdoch”.

Brauchli cũng khẳng định rằng: “Ban đầu, mọi nhân viên của tờ báo đều chưa thực sự tin tưởng tài năng của Murdoch. Chúng tôi e sợ rằng một khi WSJ rơi vào tay ông ấy sẽ trở thành tờ New York Post thứ hai. Có nghĩa là WSJ sẽ chỉ là một cái ao làng, không thể nào vươn ra biển lớn, không thể nào sánh ngang được với New York Times và USA Today”.

Tuy nhiên, thời gian chính là câu trả lời rõ ràng nhất cho bất cứ ai còn nghi hoặc tài năng của ông trùm: “Tất cả mọi nhân viên của WSJ đều cảm thấy hài lòng với phong cách làm việc và quản lý của Murdoch. Ông ta sinh ra là để làm báo”.



Washingtonpost
Báo cáo phân tích thị trường