Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá lương thực thế giới tăng khiến hiện tượng xuất khẩu lương thực tiểu ngạch của Trung Quốc tăng đột biến
20 | 06 | 2008
Trong thời gian gần đây gạo và bột mỳ trở thành các sản phẩm xuất khẩu tiểu ngạch mới. Hiện nay đất nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới Thái Lan cũng đã trở thành đối tượng để Trung Quốc xuất khẩu gạo theo đường tiểu ngạch. Theo nhân viên của Cục Hải quan Quảng Châu cho biết: Năm nay, do giá gạo thế giới tăng, giá gạo trong và ngoài nước chênh lệnh lớn, thậm chí có lúc giá gạo quốc tế cao hơn trong nước tới 4 lần. Sự hấp dẫn do giá cả chênh lệch giữa trong và ngoài nước là nguyên nhân gây nên các vụ án về xuất khẩu lương thực tiểu ngạch. Hải quan các vụ án xuất khẩu tiểu ngạch ở địa phương như Thẩm Quyến, Côn Minh, Nam Ninh, Hàng Châu…ghi lai trong đó đều có xuất khẩu lương thực, như hải quan cửa khẩu Văn Miên Đô, Xà Khẩu liên tục điều tra ra 16 vụ án xuất khẩu lương thực trốn thuế.
Trong vòng một tháng trở lại đây, Hải quan cảng Hoàng Phố đã liên tục phát hiện 7 vụ án xuất khẩu lương thực tiểu ngạch, thu hút sự chú ý của đông đảo người quan tâm. Khiến các nhân viên hải quan đã và đang tập trung phân tích, khống chế hiện tượng này.

Đằng sau việc xuất khẩu lương thực tiểu ngạch là tình hình giá lương thực thế giới tăng vọt, vậy lợi ích do xuất khẩu lương thực được hình thành như thế nào? Hiện tượng này thể hiện tình trạng gì đang diễn ra? Tình trạng này sẽ gây nên hậu quả gì?




Theo nhân viên của cảng Hoàng Phố, Quảng Châu trong những ngày gần đây mặc dù thời tiết mưa dông nhưng công việc xuất nhập khẩu tại cảng vẫn diễn ra liên tục và đội kiểm tra đã nâng cao cảnh giác đối với tất cả các lô hàng, hiện tương xuất khẩu lương thực tiểu ngạch thường xuyên diễn ra.

Hiện nay trên xe của cán bộ hải quan phải lắp đặt “ hệ thống xe kiểm tra container di động”, thiết bị tiên tiến này có thể kiểm tra hàng mà không cần mở các container, biện pháp này không những chính xác mà còn nâng cao hiệu quả. Do sử dụng thiết bị này mà hải quan đã phát hiện ra hiện tượng Trung Quốc xuất khẩu “Chất làm sạch nước” thực chất là Bột mỳ.
Thông qua phương pháp chụp và rửa phim X – quang, mật độ các hạt trong hình ảnh hiện ra không giống như các mặt hàng như tấm gỗ nhựa ép hay chất làm sạch nước mà thực tế là bột mỳ. (chỉ riêng tháng 5 bắt được 62 tấn bột mỳ xuất khẩu theo hình thức trên).

Ngoài biện pháp trên các biện pháp thông thường cũng đã bắt được nhiều vụ lương thực xuất khẩu tiểu ngạch. Như các container chở “ ngọc Đại Lý” (Vân Nam, Trung Quốc ) sang các nước Đông Nam Á thực chất toàn bộ là gạo Đông Bắc, có tới trên 92 tấn. Nơi đến của lô hàng này lại chính là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới Thái Lan.

Chỉ từ ngày 29/4 – 2/6/2008 trong khoảng 1 tháng hải quan Hoàng Phố đã ngăn chặn được 7 vụ án thu được 280 tấn lương thực vi phạm xuất khẩu tiểu ngạch.

Cũng trong thời gian này, rất nhiều cơ quan hải quan trong nước đang đối mặt với hiện tượng xuất khẩu lương thực theo đường tiểu ngạch.

Trong năm nay rất nhiều vụ án xuất khẩu lương thực được hải quan Thẩm Quyến, Côn Minh, Nam Ninh, Hàng Châu … ghi lại.Tại các vùng này xuất hiện hiện trạng một số dân vùng biên mỗi ngày giao dịch qua đường sông nước, thường đem theo vài chục cân gạo ra khỏi biên giới. Theo báo cáo của các phương tiện thông tin, trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện gạo nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cũng trong thời gian này, công tác xuất khẩu lương thực chính ngạch vẫn tiếp tục diễn ra. Theo thống kê của Hải quan, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2008, tỉnh Quảng Đông xuất khẩu 63 nghìn tấn lương thực, đạt giá trị 30.090 nghìn USD, khối lượng xuất khẩu giảm 35.6% so với năm ngoái; giá xuất khẩu bình quân là 478,1 USD/ tấn, tăng 52,1%. Riêng tháng 4 giá xuất khẩu là 505,3 USD/tấn, tăng 62,8%, đánh dấu mức giá cao nhất trong lịch sử.

Vậy nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu lương thực tiểu ngạch là do đâu? Theo phân tích của Hải quan Hoàng Phố, Quảng Châu, từ năm ngoái đến nay, do ảnh hưởng giảm sản lượng của các nước sản xuất lương thực lớn trên thế giới, nhu câu về nhiên liệu sinh học tăng và số lượng lương thực dự trữ trên toàn cầu giảm khiến giá lương thực quốc tế tăng vọt, giá lương thực trên thế giới từ năm 2005 đến nay tăng 80%, tháng 3 năm 2008 giá gạo đạt mức cao nhất trong lịch sử 19 năm, lúa mỳ đạt mức cao nhất trong 28 năm trở lại đây của Trung Quốc, chỉ trong hai tháng đầu năm giá gạo thế giới đã tăng 9%.

Xu thế tăng giá gạo thế giới thể hiện, tháng 2 giá gạo của Thái Lan là 500 USD/ tấn, đến tháng 4 là 1000 USD/tấn, tới tháng 5 và tháng 6 xu thế tăng giá bắt đầu giảm nhưng vẫn ở mức cao. Tính thêm tiền thuế và phí vận chuyển giá trên thị trường thế giới là > 6 nhân dân tệ (tương đương 0,95 USD)/kg, trong khi đó giá trong nước vẫn phổ biến ở mức khoảng 1,5 nhân dân tệ (0,24 USD)/kg, chênh lệch 4 lần so với giá trên thế giới.

Ngoài giá gạo, giá bột mỳ trong nước 5800 RMB/ tấn rẻ hơn so với quốc tế là 7000 RMB/ tấn, có mức giá chênh lệch là 1000 RMB/ tấn (tương đương 2.600 nghìn đồng). Cũng chính vì sự chênh lệch giá rất lớn này dẫn tới hiện tượng xuất khẩu lương thực tiểu ngạch ở Trung Quốc.
Từ ngày 20/12/2007, Trung Quốc huỷ bỏ hoàn thuế xuất khẩu cho các loại lương thực chưa qua chế biến như lúa mỳ, ngũ cốc, gạo, ngô, đỗ… Từ ngày 1/1/2008 Trung Quốc tạm thời quy định thu 5%-25% thuế xuất khẩu đối với lương thực chưa qua chế biến và các sản phẩm chế biến. Trước tình hình giá lương thực tăng nhanh chóng, biện pháp thu thuế đối với lương thực xuất khẩu đã được rất nhiều quốc gia áp dụng. Theo các báo cáo, đầu năm nay chính phủ Nga quyết định nâng cao thuế xuất khẩu lương thực, thuế suất tăng từ 10% lên 40%, để đảm bảo giá cả lương thực trong nước.

Ngoài ra, từ 1/1/2008 Trung Quốc đưa ra định mức cho phép xuất khẩu đối với các chế phẩm bột như bột mỳ, bột ngô, bột gạo…theo như một nhà kinh doanh lương thực nói “chính vì phải có định mức xuất khẩu nên chỉ các công ty lớn mới có quyền xuất khẩu lương thực còn các công ty nhỏ muốn xuất khẩu lương thực chỉ còn cách xuất khẩu tiểu ngạch.”

Để ổn định giá lương thực trong nước, mỗi năm nhà nước Trung Quốc phải chi không ít tiền để hỗ trợ cho nông dân. Hiện nay tại Quảng Châu mức độ hỗ trợ trực tiếp tương đối cao, số tiền trợ cấp cho mỗi mẫu ruộng là 100 RMB (tương đương 260 nghìn đồng).

Hành động xuất khẩu lương thực theo đường tiểu ngạch sẽ gây ảnh hưởng rất lớn, không những chuyển số tiền mà hàng năm nhà nước hỗ trợ cho nông dân chuyển sang hỗ trợ cho người tiêu dùng nước ngoài, mà còn những thương nhân dùng tên sản phẩm giả để theo đường tiểu ngạch xuất khẩu lương thực, không những trốn được thuế xuất khẩu, thậm chí còn có thể nhận được tiền hoàn thuế do những sản phẩm giả mạo đó mang lại. Đồng thời, hành vi xuất khẩu lương thực tiểu ngạch cũng gây ảnh hưởng lớn đối với thị trường lương thực trong nước của Trung Quốc, gây nên những biến động về giá cả trong nước.

Hiện tượng xuất khẩu lương thực tiểu ngạch đang được hải quan các cửa khẩu Trung Quốc quan tâm ngăn chăn, để tránh ảnh hưởng tới thị trường cung cầu lương thực nội địa.


Liên hệ với người biên dịch tin này:
Dương Thùy Linh - duongthuylinh@agro.gov.vn

Xem tin gốc tại đây:
http://msn.ynet.com/view.jsp?oid=41099399



Báo cáo phân tích thị trường